Top 10 vấn đề thường gặp khi hát nốt cao

0
3140

Bạn có đang gặp phải khó khăn khi tập hát nốt cao. Tìm hiểu ngay Top 10 vấn đề thường gặp khi hát nốt cao dưới đây để biết cách giải quyết nhé!

Để có thể hát các nốt cao đẹp và tròn trịa là điều rất khó và cần rất nhiều thời gian để tập luyện. Bài viết này VietVocal sẽ viết về chủ đề mà rất nhiều bạn quan tâm, đó là vấn đề thường gặp khi hát nốt cao và cách để khắc phục những lỗi này:

Hy vọng sau bài viết các bạn sẽ có thêm kiến thức để có luyện tập tốt hơn nhé. Nào chúng ta cùng bắt đầu:

1. Hát thiếu Support

Hát thiếu Support chính là vấn đề thường gặp khi hát nốt cao nhất của mọi người.

Bạn có thể hiểu đơn giản Support là khi hát có sự hỗ trợ hơi từ cơ hoành. Một người có support tốt thì âm thanh của họ sẽ dày, chắc khỏe và nghe rất ấm áp. Còn người chưa có support thì âm thanh sẽ yếu, mỏng, khi lên cao sẽ rất chói và đanh. 

hát thiếu support
Hát thiếu Support chính là vấn đề thường gặp khi hát nốt cao nhất của mọi người

Sử dụng Support khi hát sẽ giúp bạn có được âm thanh thoải mái với sự ổn định về cao độ, cường độ và trường độ. Âm thanh tạo ra cho người nghe cảm giác thoải mái, đồng thời hỗ trợ rất nhiều cho ca sĩ khi hát. Ngoài ra đây còn là bí kíp giúp giảm thiểu tối đa những tổn thương gây hại cho dây thanh đới, giúp các cơ thanh quản phát triển bền bỉ và khỏe mạnh.

2. Cố gắng Belting Note cao quá khả năng 

Belting” được hiểu đơn giản là kỹ thuật để giúp bạn “kéo” được giọng hát đi từ quãng thấp lên những quãng cao. Một phong cách hát với âm thanh bị dồn nén bởi giọng ngực khiến chúng lớn, đầy đủ và đầy cảm xúc.

Cố gắng Belting Note cao quá khả năng là lỗi thường gặp khi hát của các giọng Nam Tenor có âm cữ cao hoặc do bạn nghĩ mình thuộc kiểu giọng ấy. Lỗi này xảy ra khi bạn đang cố gắng sử dụng cơ bắp của mình để ép giọng của bạn cao nhất có thể. Tuy nhiên, thực tế là bạn đang LA HÉT ở các nốt cao.

belting nốt cao ngoài khả năng 
Cố gắng Belting Note cao quá khả năng 

Hãy cẩn thận! Đây sẽ là điều tồi tệ nhất mà bạn từng làm. Bạn sẽ hỏng giọng vĩnh viễn nếu cứ thử kiểu hát này ở những nốt cao.

Lỗi hát này phần lớn do tư duy và cách cân nhắc, vận dụng kỹ thuật hát vào bài hát. hoặc thường gặp ở những bạn hát một cách tự nhiên không qua trường lớp đào tạo. 

Tất nhiên để giải quyết lỗi này đòi hỏi bạn phải nghe nhạc thật nhiều để có tư duy hát cũng như xử lý bài hát tốt. Tuy nhiên VietVocal khuyên bạn nên Tìm hiểu phạm vi quãng giọng của mình trước!

Các bài tập về âm vực chính xác sẽ rèn luyện bất kỳ giọng hát nào để hát hoàn hảo để thể hiện giọng hát của bạn làm thế nào để tăng âm vực.

Tham khảo thêm bài viết Các phần mềm đo quãng giọng cực tốt và chính xác

3) Push giọng quá mạnh, liên tục

Push giọng quá mạnh, liên tục chính là vấn đề thường gặp khi hát nốt cao mà VietVocal muốn nhắc tới. 

Đây là một thói quen xấu khi hát, chỉ việc người ca sĩ tống một lượng lớn không khí qua dây thanh quản cho âm thanh nghe căng thẳng, không được tự nhiên. Lỗi này thường xuất hiện khi hát nốt cao.

push giọng quá mạnh và liên tục
Push giọng quá mạnh, liên tục chính là vấn đề thường gặp khi hát nốt cao

Các nếp gấp của thanh quản hoạt động giống như dây chun vậy: Chúng có thể dày lên và có thể giãn ra. Do đó, việc bạn Push giọng liên tục sẽ làm các dây thanh đới làm việc quá sức. Điều này chỉ đang làm cho các nếp gấp thanh quản của bạn bị chấn thương và có thể dẫn đến sưng tấy. Vậy nên hãy giữ thanh đới thật thư giãn khi hát nhé.

Push giọng không hoàn toàn xấu nếu bạn biết cách push như thế nào là hợp lý. Đừng lạm dụng nó trở thành thói quen mà khiến giọng hát của bạn trở nên nặng nề hơn.

4. Hát dính Nasal 

Khi hát nốt cao, bạn sẽ phải nén hơi từ cơ hoành và thổi hơi qua dây thanh đới của mình. Khi nén đủ hơi và tạo áp lực đủ mạnh để đẩy ra đến tận cái răng cửa, lúc đó bạn sẽ tạo ra một âm thanh hoàn hảo. Trường hợp hơi của bạn không nén đủ, nó sẽ đẩy lên mũi và tạo ra âm thanh mũi.

Nasal voice (giọng mũi) – Là một lỗi xuất hiện khi bạn đặt sai vị trí âm thanh khi hát. Giọng mũi sẽ làm cho âm thanh phát ra không được rõ ràng và tròn trịa, gây mất tự nhiên, khó khăn cho người hát và có thể khiến người nghe cảm thấy không mấy dễ chịu.

Tác hại của việc hát Nasal mang lại:

Hát đặc giọng mũi là một thói quen thường thấy của các ca sĩ, nghệ sĩ và các bạn trẻ hiện nay. Vậy bạn đã biết những tác hại mà nó mạng lại hay chưa? 

  • Âm thanh bị tù bí
  • Dễ khiến sức chịu đựng của giọng hát bạn (Stamina) chạm đến điểm mấu chốt. Việc hát giọng mũi lâu ngày sẽ khiến quãng giọng của bạn ngày càng bị thu hẹp, lên cao khó khăn và dễ hát ngoài âm cữ giới hạn giọng của bạn.
  • Hát ngoài âm cữ là nguyên nhân tàn phá giọng hát của bạn nhanh hơn bất kỳ lỗi kỹ thuật thanh nhạc cổ điển lẫn đại chúng từng ghi nhận
  • Tư duy hát lỗi, lạm dụng Nasal voice cũng là 1 nguyên nhân khiến Vocal giảm sút nghiêm trọng.

Vậy làm thế nào để loại bỏ giọng mũi? Cùng VietVocal theo dõi video cô Mỹ Linh đã hướng dẫn dưới đây để cùng tập luyện nhé!

Video ca sĩ Mỹ Linh hướng dẫn cách loại bỏ giọng mũi khi hát nhạc Pop

5) Cao thanh quản

Cao thanh quản là một trong những lỗi cơ bản mà ngay cả những ca sĩ nổi tiếng cũng thường gặp phải khi ca hát. Khi hát note cao, nếu bạn không có kĩ năng vững chắc, bạn sẽ dễ dàng mất đà và bị đẩy thanh quản lên cao.

Sự ổn định của thanh quản cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh mất các nốt cao hơn khi ở âm vực trên. Khi thanh quản ở vị trí cao hơn (cao thanh quản), nó có xu hướng đóng không gian cộng hưởng. Ngoài ra, các nếp gấp thanh quản sẽ khó có thể kéo giãn thích hợp để đạt âm vực cao hơn. 

Dải cao nói chung cũng phụ thuộc vào thanh quản ổn định trong việc giữ cho bộ cộng hưởng của yết hầu mở. Nếu không có sự cộng hưởng thích hợp, độ rung của các nếp gấp thanh quản sẽ không được ổn định và âm sắc sẽ không được khuếch đại. 

Nếu những động lực này yếu và thiếu thì âm thanh tạo ra căng thẳng thay vì tạo ra âm vực cao hơn một cách hoàn hảo.

Trên thực tế, cao thanh quản là một phản xạ tự nhiên của đại đa số chúng ta. Nếu không luyện tập để khắc phục thì nó sẽ ngày càng Over và gây ảnh hưởng không nhỏ đến giọng hát của bạn.

Một số hậu quả khi mắc các lỗi này: 

  • Dây thanh đới bị kéo căng quá mức, dẫn tới chà xát. Về lâu về dài sẽ bị tổn thương và mất giọng.
  • Âm thanh tạo ra không đẹp, nghe chát, chói hoặc mỏng, bí, tắc, không thoát, không thoải mái, thậm chí là biến dạng âm thanh.
  • Hát rất căng thẳng (strain), khiến bạn không thể làm chủ được giọng hát, kiểm soát được note nhạc.

Làm nếu hát bị cao thanh quản phải xử lý như thế nào? Cùng VietVocal theo dõi video cô Mỹ Linh đã hướng dẫn dưới đây để cùng tập luyện nhé!

Video ca sĩ Mỹ Linh hướng dẫn cách sửa tật hát cao thanh quản và hát chênh phô

6) Tư thế hát không đúng

Tư thế khi hát rất quan trọng để chúng ta tận dụng được dung tích phổi và giảm căng thẳng lên dây thanh quản. Một tư thế đúng sẽ giúp giọng hát hay và có lực hơn. Ngoài ra, một tư thế hát đúng chuẩn cũng là cách giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt người nghe. 

Vậy như thế nào là tư thế đúng chuẩn khi hát nốt cao? Tham khảo tại bài viết Cách hát những nốt cao Healthy & Balance! của VietVocal để biết câu trả lời nhé!

tư thế đúng chuẩn khi hát nốt cao
Tư thế đúng chuẩn là yếu tố rất quan trọng khi hát nốt cao

Tư thế đúng chuẩn sẽ cho phép luồng không khí tự do, hít thở sâu hơn, giọng hát mở ra nhiều hơn và giúp bạn có thể hát cao mà không bị căng cứng. Hãy thử tập tư thế chuẩn trước gương và chỉnh sửa bản thân mỗi khi bạn có xu hướng cúi người hoặc rướn người khi hát nhé!

7) Lạm dụng Falsetto (Giọng gió)

Vấn đề thường gặp phải khi hát nốt cao VietVocal muốn nhắc tới tiếp theo là lạm dụng Falsetto (giọng gió). Và tại sao điều này lại không tốt?

Falsetto là kỹ thuật hát phổ biến được nhiều người sử dụng vì những ưu điểm sau

  • Dễ hát các nốt cao hơn.
  • Dễ sử dụng và tập luyện hơn giọng óc (Head Voice).
  • Tập chuyển giọng tốt hơn.
  • Giúp giọng hát trở nên bay bổng, nhẹ nhàng và sáng hơn.
  • Câu hát trở nên mềm mại, mượt mà hơn.
  • Âm sắc bài hát trở nên đa dạng hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn đang lạm dụng Falsetto khi hát nốt cao, VietVocal khuyên bạn nên DỪNG VIỆC ĐÓ LẠI NGAY LẬP TỨC! Bởi vì:

  • Bản thân Falsetto là một cách hát không chuẩn mực.
  • Falsetto thiếu độ ngân rung tự nhiên.
  • Thiếu sự cộng hưởng, độ vang cho giọng hát.
  • Màu sắc giọng hát không đẹp bằng Head Voice.
  • Tốn nhiều hơi.

Và điều quan trọng nhất, giọng gió sẽ gây hại cho giọng hát của bạn: Có khá nhiều bạn do quá lạm dụng hoặc sử dụng Falsetto với tần suất liên tục sẽ dẫn đến tổn thương cho dây thanh đới. Thậm chí là mất giọng!

Để giải quyết vấn đề này, bạn phải học cách chuyển sang các thanh ghi cao hơn. Điều này sẽ giúp âm thanh của bạn mạnh mẽ, chắc chắn và có chiều sâu hơn ở các nốt cao.

8) Chỉ sử dụng giọng ngực khi hát nốt cao

Khi biểu diễn, các ca sĩ thường kết hợp các âm khu của giọng hát để giúp bài hát trở nên nhiều màu sắc, phong phú và cuốn hút người nghe hơn. Ngoài ra đây cũng là cách giúp họ hát được các nốt cao dễ dàng, tránh được các chấn thương không cần thiết cho dây thanh đới.

Trên thực tế, có nhiều bạn hát nốt cao trong lồng ngực thay vì giọng đầu, giọng pha. Lý do thường gặp là các bạn không tìm ra và không biết cách luyện tập để phát triển Headvoice hoặc Mixed Voice của mình.

chỉ sử dụng giọng ngực khi hát nốt cao
Chỉ sử dụng giọng ngực là vấn đề thường gặp khi hát nốt cao

Việc chỉ sử dụng giọng ngực khi hát nốt cao sẽ tự động hạn chế khả năng cảm âm của bạn. Điều này dẫn đến mất một đoạn lớn hơn trong âm vực trên của bạn. Vì vậy, bạn cần học một số bài tập thanh nhạc có thể giúp bạn chuyển từ giọng ngực sang giọng pha, giọng đầu để tạo ra những nốt cao nhất trong âm vực của bạn một cách hoàn hảo.

Xem thêm Nên hát nốt cao bằng giọng ngực, giọng óc hay giọng pha?

9) Vấn đề về tâm lý khi hát nốt cao

Để đạt được các nốt cao một cách rõ ràng, bền vững và không bị căng giọng. Bạn cần quan tâm đến các yếu tố tâm lý và kỹ thuật thanh nhạc ảnh hưởng đến giọng hát của bạn.

Một tâm lý lo sợ và suy nghĩ kiểu như “Tôi không thể hát được nốt cao đó”, “Nốt cao này khó quá, đến cả ca sĩ chuyên nghiệp hát còn bị phô”,… Chính là lý do khiến bạn trở nên căng thẳng và không thể hoàn thành tốt nốt cao đó.

Sự sẵn sàng về tinh thần hay chuẩn bị tâm lý để hát là tiêu chí quan trọng tiếp theo để hát nốt cao. Phát triển một thái độ rất tích cực đối với việc ca hát và luôn nghĩ rằng “Tôi có thể”. Với tư duy đó, hãy luyện tập thật tốt cho đến khi bạn đạt được tất cả các nốt cao của mình.

Nghe rất nhiều bài hát của các ca sĩ giỏi, trong đó có các đoạn biểu diễn các nốt cao. Cố gắng hiểu cách họ lấy hơi, giữ hơi và đẩy hơi trong khi hát. Hãy tưởng tượng bạn đang hát những nốt nhạc giống nhau và lặp đi lặp lại nó trong tâm trí. Điều này sẽ làm tăng sự tự tin của bạn và bạn sẽ thực sự làm được. 

Các phương pháp thư giãn khác là tập yoga, tập thở sâu và thiền định. Một số người cũng thấy thư giãn khi đọc sách. Đây là một số gợi ý rất quan trọng đối với sự chuẩn bị tâm lý về tinh thần. Tập trung vào chúng cho đến khi bạn học được cách hát cao.

10) Bạn có thể gặp vấn đề về sức khỏe khi hát nốt cao

Nếu bạn đã xác định được âm vực của mình nhưng vẫn không thể đạt được các nốt ở âm vực trên thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. 

Ví dụ: Nếu bạn gặp phải tình trạng “đứt quãng” giọng không liên tục khi bạn hát ở quãng trên, nếp gấp thanh quản hoặc các cơ phía trên nếp gấp thanh quản của bạn có thể bị viêm.

vấn đề về sức khỏe khi hát nốt cao
Bạn có thể gặp vấn đề về sức khỏe khi hát nốt cao

Trường hợp nghiêm trọng của dây thanh quản bị sưng, bạn thường bị mất âm vực trên của giọng hát. Nếu trường hợp này xảy ra, các nếp gấp thanh quản của bạn có thể bị viêm. Hơn nữa, nó có thể là một trường hợp co thắt nghiêm trọng ở các cơ trên hỗ trợ các nếp gấp thanh quản.

Trong trường hợp như vậy, bạn nên tự mình đi khám lại bởi bác sĩ để có thể đưa ra chẩn đoán phù hợp với tình trạng của bạn. Hơn nữa, những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nặng hơn như sự tồn tại của các khối u, xuất huyết nếp gấp thanh quản hoặc các nốt sần.

Nguyên nhân của vấn đề sức khỏe có thể đến từ thói quen sinh hoạt, chế độ tập luyện, chế độ ăn uống hoặc thời tiết. Tất nhiên bạn có thể phòng tránh nó bằng việc trang bị thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe giọng hát cho mình. 

Bài viết liên quan: 12 Sai lầm thường gặp khi hát ngay cả Ca sĩ cũng có thể mắc phải

Đó là Top 10 vấn đề thường gặp khi hát nốt cao. Bạn có đang gặp phải những vấn đề nào kể trên không? Hãy để lại bình luận cho VietVocal ngay dưới bài viết này nhé!

Bạn có thể tham khảo các khóa học thanh nhạc của VietVocal TẠI ĐÂY. Hãy đăng ký tham gia học thanh nhạc tại VietVocal để cảm nhận sự cải thiện trong giọng hát của mình!

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 7 Trung bình: 5]
Banner khóa học
Bài trướcCách hát những nốt cao Healthy & Balance!
Bài tiếp theoNốt nhạc là gì? Cách đọc nốt nhạc trên bản nhạc Piano