Support khi hát là gì trong thanh nhạc?

0
9514

Sử dụng Support khi hát sẽ giúp bạn có được âm thanh thoải mái với sự ổn định về cao độ, cường độ và trường độ.

Support là một trong những tiêu chí chính để đánh giá một Vocalist tốt. Vậy Support là gì trong thanh nhạc? Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây của VietVocal nhé!

Support là gì?

Support trong thanh nhạc được hiểu là sử dụng các phần cơ khác của cơ thể, kết hợp cùng với Cơ thanh quản (Laryngeal muscle) và Cơ hơi thở (Breath) để tạo ra âm thanh mong muốn. Nhờ đó có thể hát được các nốt đúng cao độ, đúng kỹ thuật; tránh được các tổn thương đến giọng hát hay các lỗi như Crack, Strange khi hát.

Support là gì trong thanh nhạc?
Hát có Support đơn giản là khi hát có sự hỗ trợ hơi từ cơ hoành

Bạn có thể hiểu đơn giản là khi hát có sự hỗ trợ hơi từ cơ hoành, hay nói cách khác là giọng hát có nền tảng về hơi thở tốt. Một người có support tốt thì âm thanh của họ sẽ dày, chắc khỏe và nghe rất ấm áp. Còn người chưa có support thì âm thanh sẽ yếu, mỏng, khi lên cao sẽ rất chói và đanh. 

Lợi ích khi hát có Support

Lợi ích khi hát có Support
Lợi ích khi hát có Support

Khi hát với Support, âm thanh tạo ra cho người nghe cảm giác thoải mái, đồng thời hỗ trợ rất nhiều cho ca sĩ khi hát. Ngoài ra đây còn là bí kíp giúp giảm thiểu tối đa những tổn thương gây hại cho dây thanh đới, giúp các cơ thanh quản phát triển bền bỉ và khỏe mạnh.

Support trong ca hát xuất hiện khi nào?

Mấu chốt để ca sĩ có thể sử dụng Support là làm cho cơ hoành hoạt động khi lấy hơi trong lúc hát. Dùng lực của cơ hoành để điều khiển làn hơi qua 2 dây thanh đới, làm chúng rung và tạo ra âm thanh. 

Sau đây VietVocal sẽ đưa ra 2 ví dụ để bạn có thể nhận ra được như thế nào là sử dụng  và không sử dụng cơ hoành khi hát nhé.

Qua video trên, bạn có thể nhận thấy Hương Tràm đã sử dụng cơ hoành khi lấy hơi và nén hơi khi hát. Điều này giúp cô hát với âm lượng ổn định, các nốt cao đầy nội lực. Thậm chí bạn còn khó có thể nghe thấy tiếng cô ấy lấy hơi khi hát.

Khi xem Video này, bạn có thể dễ dàng nhận ra Hoàng Thùy Linh do không có sự hỗ trợ tốt từ cơ hoành nên hơi được lấy vào ít, khiến cô phải lấy hơi liên tục. Thậm chí bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi có thể nghe thấy tiếng lấy hơi của cô ấy. 

Làm thế nào để Support phát huy tối đa công dụng

Để Support có thể phát huy tối đa công dụng, bạn phải luyện tập và đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. Đặt âm thanh ở đúng vị trí: Xoang mặt (Mask Placement).
  2. Không Nasal (Sử dụng giọng mũi).
  3. Không căng thẳng cổ khi hát (Throat Tension).
  4. Không căng thẳng yết hầu (Glottal Tension).
  5. Không căng thẳng ở lưỡi khi hát (Tongue Tension).
  6. Không căng thẳng ở hàm dưới (Jaw Tension).
  7. Không cao thanh quản (High Larynx).
  8. Không hạ thanh quản (Low Larynx).
  9. Cổ cần phải mở, giữ không để các cơ nhai, outer muscles tham gia vào khi hát, gây closed throat (đóng cổ họng).

Lưu ý: Ở một số trường hợp, Support vẫn có thể xuất hiện cùng với Tension (căng thẳng) nhưng không quá nhiều để ảnh hưởng tới độ mở của thanh quản.

Phân biệt Support Laryngeal Muscle và Support Breath

Trong thanh nhạc Support hoàn chỉnh được chia thành 2 nhánh là Support Laryngeal Muscle và Support Breath. Vậy làm sao để phân biệt được 2 kiểu Support này? Cùng VietVocal tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Support Breath

Về bản chất Support Breath tương tự như những bài tập khi bạn luyện thanh, luyện hơi trước khi bắt đầu buổi học hay màn trình diễn của mình vậy. Ngoài lợi ích bảo vệ và duy trì giọng hát của bạn, Support Breath còn hướng bạn đến việc điều tiết và phân bổ làn hơi hợp lý giúp tránh tình trạng hụt hơi, căng thẳng vì thiếu hơi khi hát.

Lợi ích khi hát có Support
Về bản chất Support Breath tương tự như những bài tập khi bạn luyện thanh, luyện hơi

Với sự vận động liên đới từ cơ hoành đến các vùng trung gian khi lấy hơi (Gồm 3 điểm: Ngực/Phần giữa ngực và bụng/Bụng), Support Breath sẽ được duy trì và hiệu quả nhất khi bạn có khả năng đưa hơi thở vào trong cơ thể rồi giữ ở mức sâu nhất (Bụng). 

Hãy nhớ rằng Support Breath bạn càng vững, thì buồng hơi bạn càng mở rộng và hoạt động càng hiệu quả. Bạn có thể tham khảo khóa học “Làm chủ hơi thở thanh nhạc cùng ca sĩ Mỹ Linh” để hiểu rõ cơ chế hoạt động của hơi thở, thực hành các bài tập luyện hơi từ đó cải thiện được giọng hát của mình từng ngày bạn nhé

Support Laryngeal muscle

Việc cơ thanh quản (Laryngeal muscle) không được hỗ trợ tốt nhất ngay từ ban đầu chính là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề khi trình diễn của bạn. Có thể kể đến như: Căng thẳng, cao/hạ thanh quản, tổn hại hệ thống dẫn động âm thanh nói chung trong thanh quản, ảnh hưởng liên đới đến sự điều tiết của khí quản/cơ hoành,… Bởi vậy các ca sĩ trước khi trình diễn đều bắt buộc phải khởi động giọng hát của mình.

So sánh giữa Support Laryngeal Muscle và Support Breath

Tầm quan trọng của Support Laryngeal Muscle và Support Breath khá ngang bằng nhau. Bất cứ sự hỗ trợ nào từ 2 cơ này đều có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng kỹ thuật trong thanh nhạc nói riêng và âm nhạc nói chung. 

So sánh giữa Support Laryngeal Muscle và Support Breath
Tầm quan trọng của Support Laryngeal Muscle và Support Breath khá ngang bằng nhau

Tuy nhiên nếu để so sánh giữa 2 kiểu Support này thì Support Laryngeal muscle sẽ chiếm phần trọng yếu hơn so với Support Breath. Trên thực tế các cơ thanh quản có sự móc nối đan xen phức tạp với nhau nên dễ mắc phải những vấn đề hơn so với làn hơi. 

Khi bạn đã hiểu và nắm vững được bí quyết vận động cơ thanh quản thì bạn hoàn toàn đủ khả năng để trở thành hoặc vượt qua tư cách của 1 Vocalist thông thường.

Vừa rồi VietVocal đã chia sẻ cho bạn về Support và một số thuật ngữ thú vị khác trong thanh nhạc. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay đơn giản là muốn góp ý thêm về các kiến thức thanh nhạc hãy để lại bình luận bên dưới. Nếu bạn thấy hữu ích, hãy nhấn nút share để có thể lan tỏa những kiến thức thanh nhạc đến với mọi người nhé!

Bài viết có sự tham khảo từ bài viết của:

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 9 Trung bình: 5]
Banner khóa học
Bài trướcLuyện tập như thế nào để hát có cảm xúc?
Bài tiếp theo5 Lỗi thường gặp khi hát bạn phải biết