Giọng ngực (Chest Voice) là gì? Làm sao để biết mình đang sử dụng giọng ngực?

0
5905

Có lẽ bạn đã từng nghe qua từ Chest voice – Giọng ngực nhiều lần khi bắt đầu đến với thế giới ca hát. Cùng tìm hiểu giọng nực là gì qua bài viết này nhé!

Thuật ngữ giọng ngực đề cập đến âm vực mà hầu hết mọi người nói và hát các cao độ từ thấp đến trung bình-cao, đặc trưng đầy đặn và mạnh mẽ, với âm lượng cao hơn một cách tự nhiên và ấm áp. 

1. Giọng ngực là gì? Được tạo ra như thế nào?

Giọng ngực (Chest voice) chính là giọng nói, âm thanh được sử dụng mỗi lần bạn nói chuyện. Chính vì vậy người ta còn gọi nó là giọng bình thường hay giọng tự nhiên của mỗi người. Mỗi khi nói chuyện, Nam giới sẽ sử dụng 100% Chest voice. Trong khi đó Nữ sẽ sử dụng cả Chest voice và Mixed voice trong lúc nói. Chest voice phụ thuộc vào cơ chế hoạt động của thanh quản nên bản chất âm sắc thường sẽ dày, ấm hơn Head Voice và Mixed Voice. 

giong-nguc-la-gi-1
Giọng ngực là gì? Được tạo ra như thế nào?

Chest voice được tạo ra khi dây thanh đới của bạn ở vị trí tự nhiên. Trong âm vực của Chest voice, các cơ TA (thyroarytenoid) chiếm ưu thế. Đây là cặp cơ giúp nối các nếp thanh âm lại với nhau. 

Ngược lại, cơ CT (cricothyroid) chiếm ưu thế trong giọng đầu, giọng hát cao hơn của bạn. Cặp cơ CT chịu trách nhiệm kéo dài hoặc kéo căng các nếp gấp thanh quản để tăng cao độ. 

2. Làm sao để biết mình đang sử dụng giọng ngực?

Cách đơn giản nhất để xác định là cảm nhận sự rung động đó là đặt một tay lên ngực và nói bằng một giọng mạnh mẽ: “Xin chào, rất vui được làm quen”. Bạn sẽ cảm thấy rung động từ lồng ngực của bạn! Bây giờ, hãy chọn thứ gì đó dễ hát ở âm vực giọng nói trầm và thấp đó. Nếu bạn vẫn có thể cảm thấy rung ngực, rất có thể bạn vẫn đang ở giọng ngực!

Bạn hãy thử nghiệm bằng cách hát cao hết mức có thể bằng giọng chính và nhận thấy độ rung trong lồng ngực của bạn giảm đi đáng kể hoặc biến mất hoàn toàn. 

3. Tại sao lại gọi là giọng ngực? Và nó có thật sự liên quan đến ngực hay không?

Có! Nhưng thực ra ngực không liên quan gì đến việc tạo ra Chest voice. Lý do là vì khi bạn nói hoặc hát ở thanh âm thấp hơn, bạn có thể cảm nhận được sự cộng hưởng (hoặc rung động) đồng cảm trong khoang ngực của mình. 

4. Tìm hiểu cách mở rộng quãng giọng của bạn với bài học sau đây dưới đây.

Đàn ông có giọng ngực rộng hơn phụ nữ không?

Có, họ thường làm điều này. Bass(giọng trầm) và Baritones (giọng nam trung) sẽ sử dụng Chest voice hầu như mọi lúc. Nhưng họ vẫn nên luyện Mixed voice (giọng pha) và Falsetto (giọng gió)! ; Tenors (giọng nam cao) và Altos (giọng nữ trầm) sử dụng kết hợp giữa giọng ngực, bản hòa âm và giọng óc/giọng giả thanh. Sopranos (giọng nữ cao) sử dụng ít chest voice “đầy đặn” nhất, thường hát ở giọng pha và giọng óc. 

giong-nguc-la-gi-2
Mở rộng quãng giọng

Điều đó đã nói lên rằng mọi loại giọng đều nên tập luyện toàn bộ âm vực của chúng trong từng giai điệu để có sức khỏe, sức mạnh và sự linh hoạt tối đa!

5. Tôi có thể sử dụng một số bài tập nào để tăng cường giọng ngực của mình?

Đối với phần mở rộng quãng giọng thấp: Sử dụng các nguyên âm hẹp như Eh ( nghe như “tre”) và Oh (nghe như “mô”) để giữ cho âm sắc của bạn nhẹ nhàng và được nâng cao.

Để cải thiện Chest voice của bạn:

  • Tập trung thư giãn!
  • Sử dụng các nguyên âm ấm áp, tự nhiên như AH (nghe như “ma”), OH (như “mô”) và UH (nghe như “susu”).
  • Luyện tập để phát triển độ rung và sự nhanh nhẹn trong một quãng giọng ngực thoải mái.

Hát  giọng ngực của bạn cao hơn bằng cách:

  • Hạ thấp cơ thể của bạn bằng cách hạ thấp vai và trùng chân xuống một cách thoải mái nhất để giảm căng thẳng khi bạn quá căng bằng cổ, hàm và lưỡi.
  • Giữ nguyên âm của bạn hẹp lại để tránh phát ra âm thanh “khó chịu”.
  • Đừng sợ hát hơi to khi hát bằng giọng ngực, hãy hát theo âm lượng mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.
  • Hãy sửa đổi nguyên âm để dễ dàng và ổn định hơn. Đôi khi, một nguyên âm đóng hơn sẽ dễ dàng hơn khi bạn đang ở gần Passaggio (điểm chuyển giọng) của mình. 

VietVocal mong rằng qua bài viết sẽ giúp các bạn sẽ hiểu rõ hơn về giọng ngực (Chest voice). Các bạn có thể tìm đọc thêm một số chủ đề tương tự khác trên Blog VietVocal như Mixed voice (giọng pha), Nasal Voice (giọng mũi), Head voice (giọng óc), Falsetto voice (giọng gió),.. Theo dõi Vietvocal để biết thêm những bài tập cải thiện giọng hát của bạn và tham khảo thêm Khóa học 21 ngày luyện hát cùng ca sĩ Mỹ Linh nhé!

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 8 Trung bình: 5]
Banner khóa học
Bài trướcTìm hiểu về giọng cộng hưởng mũi là gì?
Bài tiếp theo7 Bí quyết giúp bạn chinh phục nốt cao như Bùi Anh Tuấn