7 Bí quyết giúp bạn chinh phục nốt cao như Bùi Anh Tuấn

0
2088

Nhắc đến giọng nam mà có những nốt cao siêu đỉnh thì phải kể đế Bùi Anh Tuấn. Dưới đây là 7 bí quyết chinh phục nốt cao như Bùi Anh Tuấn nhé.

Bùi Anh Tuấn được biết là giọng ca nam có những luyến láy, ngắt nhịp vô cùng chuyên nghiệp và có khả năng xử lý HIGH NOTE vô cùng đáng nể trong Vpop. Dưới đây là 7 bí quyết chinh phục nốt cao như “hoàng tử Ballad” Bùi Anh Tuấn nhé.  

1. Xác định được quãng giọng của bạn

Một trong những bước đầu tiên để hát và chinh phục được những nốt cao đó là biết được quãng giọng và nốt cao nhất bạn có thể hát là nốt nào. Mỗi người đều có một quãng giọng riêng, thường là từ một quãng rưỡi đến hai quãng tám. Thường thì những ca sĩ chuyên nghiệp sẽ được đào tạo để hát cao hơn đến ba hoặc thậm chí bốn quãng tám. Thuật ngữ để chỉ phạm vi các nốt bạn có thể hát thoải mái trong thanh ghi của mình là “tessitura”.

not-cao
Bùi Anh Tuấn

2. Khởi động giọng hát trước khi biểu diễn

Giống như các vận động viên, ca sĩ chuyên nghiệp thường khởi động để làm ấm giọng trước khi biểu diễn. Dây thanh âm được thả lỏng sẽ dễ kéo dài và mỏng hơn, đó là cách tạo ra những nốt cao. Nên tập một số bài khởi động giọng hát đơn giản mà bạn có thể thực hiện trước khi hát nốt cao để cải thiện kết quả biểu diễn. Từ đó, chinh phục nốt cao sẽ dễ dàng hơn.

  • Đầu tiên hãy bắt đầu với các bài tập thở, nó sẽ giúp bạn thư giãn và giảm căng thẳng. Bạn hãy giữ nguyên đôi môi của mình và hít một hơi thật sâu bằng mũi, sau đó vừa thở ra vừa ngân nga nhẹ nhàng. Lặp lại kỹ thuật khởi động này cho đến khi bạn cảm thấy mình kiểm soát được hơi thở.
  • Giảm căng thẳng bằng cách xoay cổ từ bên trái sang bên phải và ngược lại. Bạn cũng có thể xoa bóp hàm và cổ.
  • Các bài tập khởi động cũng giúp dây thanh quản của bạn trở nên thông thoáng hơn. Hãy thử tạo ra những âm thanh trầm đục, thực hiện các quãng giọng bằng cách hát một nốt nhạc lên và xuống theo thang âm hoặc luyện hát các quãng tám của bạn.
  • Bắt đầu hát bằng giọng trung và từ từ nâng cao thang âm. Điều này sẽ giúp luyện tập các dây thanh âm dài hơn và mỏng hơn.

3. Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh để có giọng hát tốt

Thức ăn và đồ uống có ảnh hưởng rất nhiều đến giọng hát của bạn, bởi nó có thể ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến các buổi trình diễn. 

  • Thay vì sử dụng đồ uống lạnh có thể làm co dây thanh quản, hãy làm ấm dây thanh quản của bạn bằng cách uống nước ấm, nước thường hoặc với mật ong hay trà thảo mộc.
  • Tránh uống sữa và các sản phẩm liên quan tới sữa, vì những chất này thúc đẩy cơ thể sản xuất chất nhầy xung quanh dây thanh quản.
  • Hạn chế tiêu thụ caffeine, thuốc kháng sinh và rượu (bao gồm cả nước súc miệng), những chất dẫn đến mất nước.
  • Một điều chú ý quan trọng nữa là không được hút thuốc

4. Chú ý đến tư thế biểu diễn

Những ca sĩ chuyên nghiệp biết rằng tư thế hát cũng quan trọng không kém gì kỹ thuật hát của bạn.

  • Trong khi hát, bạn hãy giữ tư thế tốt bằng cách nâng cao ngực và hướng vai xuống hoặc hơi ra sau để cảm thấy cơ thể thoải mái nhất có thể.
  • Giữ cho phần trọng tâm cơ thể hoạt động và thư giãn những bộ phận còn lại, đặc biệt là bàn tay và đầu gối.
  • Khi cố gắng hát các nốt cao hơn, bạn có thể thấy mình đang hướng cằm ra ngoài để cố gắng “tiếp cận” chúng. Tư thế này có thể tạo thêm căng thẳng trong cổ họng của bạn, khiến bạn khó hát nốt cao bằng lực. Thay vào đó, hãy cố gắng giữ cho cằm của bạn song song với sàn nhà và hơi hóp vào.
Tư thế khi biểu diễn
Tư thế khi biểu diễn

5. Sử dụng 3 chế độ hát trong giọng hát 

Có ba cách hát khác nhau: giọng ngực (chest voice), giọng óc (head voice) và giọng pha (mixed voice). Mỗi kỹ thuật này đều có lợi cho việc hát các nốt cao.

  • Giọng ngực: Chest Voice là giọng nói thật của bạn. Nó chủ yếu đến từ các nếp gấp thanh âm dày và ngắn hơn. Đây là nơi mà giọng hát mạnh mẽ, rõ ràng và đầy đủ nhất, do đó, hầu hết các ca sĩ đều sử dụng để thể hiện phần lớn các nốt của họ, kể cả các nốt trầm. Khi hát hoặc nói bằng giọng ngực, bạn sẽ cảm thấy rung ở ngực trên. Hát các nốt cao bằng giọng ngực của bạn được gọi là “hát luyến” và cũng là một cách để cung cấp năng lượng cho những nốt cao, mang lại cho chúng âm thanh đầy đặn hơn, mạnh mẽ hơn.
  • Giọng óc: Head Voice (hay còn được gọi là giọng óc) được mô tả như là một âm thanh được vang lên, tạo cảm giác rung động cho người hát ở vùng đầu hay nói một cách khác là vùng hộp sọ. Khi sử dụng Head Voice, bạn sẽ cần phải nén hơi nhiều hơn nhưng giọng hát lại ít lực hơn khi sử dụng giọng ngực. Âm thanh phát ra ở âm khu cao, nhưng nghe vang, sáng và mạnh mẽ hơn Falsetto (giọng gió).
  • Giọng pha: Mixed Voice là một phương pháp hát sử dụng cả giọng ngực và giọng óc. Giọng óc cho phép bạn đạt đến các nốt cao hơn, trong khi giọng ngực cung cấp sức mạnh. Hát ở khu vực này của ngực và cổ họng có thể giúp bạn kiểm soát tốt hơn giọng nói của mình và các nốt bạn có thể lên cao.

6. Tập trung vào nốt cao thứ hai

Giống như bất kỳ hình thức biểu diễn nào, ca hát là một trận chiến tâm lý và việc nhắm đến nốt cao nhất trong tiết mục của bạn có thể khiến bạn nản lòng. Tiếp cận nốt cao nhất một cách ngập ngừng sẽ khiến bạn khó có thể hát một cách hiệu quả và trơn tru.

Tập trung các nốt cao
Tập trung các nốt cao

 7. Luyện tập

Khả năng hát những nốt cao hiếm khi tự nhiên mà có: nó đòi hỏi sự luyện tập liên tục, kể cả đối với những ca sĩ chuyện nghiệp và nổi tiếng. Ngoài những bí quyết hát trên, thói quen luyện thanh nhạc hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện từ một người mới trở thành chuyên nghiệp. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy cân nhắc tham gia các bài học hát tại đây.

Các ca sĩ chuyên nghiệp vẫn không ngừng luyện tập để hát hay hơn và điều chỉnh tốt những nốt cao của mình. Vì vậy, Vietvocal khuyên bạn dành thời gian và tâm huyết để luyện tập sẽ rèn luyện dây thanh âm của bạn để bạn có thể chinh phục nốt cao như Bùi Anh Tuấn nhé.

Hãy theo dõi Vietvocal để biết thêm về những bài tập để cải thiện giọng hát của mình nhé!



Đánh giá bài viết!
[Tổng: 2 Trung bình: 5]
Banner khóa học
Bài trướcGiọng ngực (Chest Voice) là gì? Làm sao để biết mình đang sử dụng giọng ngực?
Bài tiếp theoNên hát nốt cao bằng giọng ngực, giọng óc hay giọng pha?