8 điều bạn cần biết khi luyện thanh online để đạt hiệu quả

0
871

Luyện thanh online ngày càng phổ biến vì nhiều lợi ích nó mang lại như tiết kiệm thời gian, chi phí và chủ động hơn trong công việc cũng như học tập.

Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của Internet, việc học thanh nhạc trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều tài nguyên luyện thanh online miễn phí trên các nền tảng như Youtube, các trang Blog và thậm chí là các khóa học thanh nhạc.

Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả của việc luyện thanh online thì bạn cần biết được những phương pháp học cũng những thông tin cần thiết. Sau đây VietVocal sẽ mách bạn 7 điều bạn cần biết để đạt được hiệu quả nhất khi luyện thanh online.

Tạo thói quen học tập

Hãy tạo một thói quen học tập cho riêng mình. Mỗi ngày chỉ cần dành ra 20 – 30 phút để luyện tập, dù có bận rộn thì cũng cố gắng sắp xếp hợp lý thời gian. Một thói thói quen mới cần liên tục 21 ngày để xây dựng và hình thành.  Hãy kiên trì và bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng.

Bạn nên luyện thanh online ở đâu?

Điều tuyệt vời của việc luyện thanh online mang lại đó là bạn có thể tập luyện ở bất cứ đâu và ở khắp mọi nơi như đi dạo trên phố, trong phòng của mình, trong bếp, trong vườn,… 

Bạn nên luyện thanh online ở đâu?
Luyện thanh online giúp bạn có thể tập luyện ở bất cứ đâu

Tuy nhiên để mang lại hiệu quả nhất khi luyện tập, bạn nên chọn không gian ít bị ảnh hưởng tiếng ồn xung quanh. Nơi bạn có thể nghe rõ âm thanh, cảm nhận được nhịp thở của chính mình và không làm phiền đến người khác là được.  

Về cơ bản, bất cứ nơi nào bạn có thể hát đều là nơi tốt để luyện tập, nhưng chỉ cần đảm bảo rằng bạn không bị căng giọng khi hát là được nhé. 

Yêu cầu về thiết bị học luyện thanh online

Để việc luyện thanh online diễn ra trong điều kiện tốt nhất, sau đây là một số yêu cầu về thiết bị mà VietVocal lưu ý đến bạn:

Chất lượng kết nối Internet nhanh, ổn định

Đây là yếu tố đầu tiên và cần thiết nhất khi học bất cứ môn học trực tuyến nào khác. Hãy đảm bảo chất lượng mạng, đường truyền kết nối Internet của bạn thật sự ổn tốt và ổn định khi học nhé!

Thiết bị học tập có thể kết nối Internet

Yếu tố thứ hai và quan trọng không kém yếu tố đầu tiên chính là thiết bị học tập. Bạn có thể sử dụng điện thoại hoặc laptop, máy tính có kết nối Internet để học tập. Nếu bạn đang sử dụng điện thoại của mình cho việc này, hãy cân nhắc chuyển nó sang Chế độ trên máy bay để bạn không bị phân tâm bởi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi điện thoại.

Nhạc cụ cần thiết

Nếu bạn đang luyện thanh online tại nhà, bạn có thể cân nhắc đầu tư vào một cây đàn piano hoặc đàn organ, guitar,… Bạn sẽ tối đa hóa những gì bạn học được nếu giáo viên của bạn có thể đồng hành với bạn trong các bài tập của bạn và điều đó cũng có thể giúp ích cho các bài tập phù hợp với cao độ. Điều này không chỉ dạy bạn cách luyện tập mà còn cách hát với một nhạc cụ trực tiếp.

Nhạc cụ cần thiết khi luyện thanh online
Nếu bạn đang luyện thanh online tại nhà, bạn có thể cân nhắc đầu tư một loại nhạc cụ nào đó

Ngoài ra hiện nay còn có rất nhiều App luyện thanh nhạc online có sẵn trên cửa hàng điện thoại của bạn. Các app này có tích hợp các nhạc cụ nên bạn có thể cân nhắc nhé!

Một số thiết bị hỗ trợ học tập khác

  • Đồng hồ: Nên có đồng hồ hoặc bộ đếm thời gian để đảm bảo rằng bạn đã khởi động làm nóng và hạ nhiệt trong các khoảng thời gian thích hợp.
  • Gương: Bạn nên lắp một chiếc gương nếu nó chưa có trong phòng. Tốt nhất nên dùng một chiếc gương soi toàn thân. Điều này giúp bạn nhận thấy những thay đổi nhỏ trong tư thế ảnh hưởng đến âm thanh của mình như thế nào và sửa các lỗi về tư thế, cách lấy hơi, khẩu hình và cách biểu diễn của mình.
  • Sổ ghi chép quá trình luyện tập: Bạn cũng nên mua một cuốn sổ ghi chép, nơi bạn có thể theo dõi thời gian bạn đã luyện tập, những gì bạn đã làm và mục tiêu của bạn trong ngày, tuần hoặc tháng.

Tư thế khi hát

Toàn bộ cơ thể ta là một khối thống nhất trên một khung xương và các khối cơ liên kết với nhau bằng các dây chằng. Khi hát hoặc khi nói, cơ thể thả lỏng trên một bộ khung vững chắc sẽ giúp cho tiếng hát và tiếng nói nhẹ nhàng và không gồng cứng. Vì vậy, chúng ta cần tập luyện để có một tư thế đúng.

Một tư thế đứng đúng là tư thế:

  • Hai tay rộng bằng vai, hai tay, hai vai thả lỏng
  • Đầu và lưng thẳng, không gù, nghiêng ngả
  • Ngực mở rộng về phía trước
  • Mông hơi co lại để xương cụt (đốt xương sống cuối cùng) chỉ xuống dưới

Để giữ đúng tư thế khi hát, hãy thả lỏng cơ bụng một cách tự nhiên, đừng cố gắng căng cơ bụng hay hóp bụng. Ngoài ra, bạn có thể làm giảm sự căng thẳng của các dây thanh đới trước khi hát bằng việc lấy ngón cái đặt lên thanh quản rồi xoa nhẹ 2 bên trái phải.

Bạn có thể luyện hát trước gương để kiểm tra tư thế của mình xem đã đúng chưa nhé! 

Thời gian luyện thanh và sự tập trung

Thông thường, các buổi tập nên dài khoảng 10 đến 20 phút và bạn có thể thực hiện các bài tập này vài lần một ngày. Bạn cũng có thể tăng lên 20 đến 30 phút hai lần một ngày trong thời gian chuẩn bị cho một buổi biểu diễn.

Nhưng không chỉ là vấn đề về thời gian, mà còn là những gì bạn làm với thời gian. Cũng giống như khi tập thể dục, bạn cần khởi động và hạ nhiệt. Bạn có thể thử chia các buổi luyện tập của mình thành nhiều phần. Ví dụ, trong quá trình khởi động, bạn nên tập trung vào cơ thể và tư thế của mình trong gương. Sau đó, làm việc trên thang âm, tập trung vào kỹ thuật, học bài hát và cuối cùng là phần hạ nhiệt. 

Thời gian luyện thanh và sự tập trung khi luyện thanh online
Bạn phải điều chỉnh thời gian và tập trung khi luyện thanh Online

Ca hát tương tự như yoga hoặc thiền, bạn cần tập trung vào hơi thở và tư thế của mình. Khi tập hát, bạn nên chú ý cách cơ hoành và cổ họng di chuyển theo các nốt khác nhau. Bạn có thể thử các tư thế khác nhau (ngồi và đứng) và âm lượng khác nhau để nhận biết âm thanh phát ra từ đâu trong cơ thể. Ví dụ, nếu bạn vừa hát vừa ngồi với âm lượng thấp ở âm thanh cao hơn, sau đó đứng và hát to một trong những bài hát yêu thích của bạn, bạn sẽ nhận thấy rằng cơ thể phản ứng rất khác. 

Luyện tập hơi thở

Hơi thở chính xác để hát được gọi là hơi thở cơ hoành. Hát có sự hỗ trợ từ cơ hoành đơn giản có nghĩa là hơi thở từ bụng, thay vì từ ngực của bạn.

Thở từ cơ hoành trong 3 bước đơn giản:

Bước 1: Đứng trước gương và quay sang một bên để bạn có thể nhìn thấy ngực và bụng của mình. 

Bước 2: Tiếp theo, đặt hai tay quanh bụng và hít vào sao cho bụng hóp lại khi hít vào. 

Bước 3: Cuối cùng, thở ra để dạ dày của bạn trở lại khi bạn thở ra. Đảm bảo rằng bạn không di chuyển ngực hoặc vai khi hít vào.

Nếu bạn giữ tất cả các chuyển động với bụng khi đang thở, bạn sẽ nhận thấy rằng bụng của mình phải nhô ra khi bạn hít vào. Hãy đảm bảo rằng bụng của bạn sẽ phình ra khi thở trước khi hát và hóp lại khi hát.

Bằng các bài tập luyện thanh cơ bản thông qua các mẫu âm sẽ giúp bạn điều chỉnh hơi thở một cách uyển chuyển, không căng cứng; giúp bạn kéo dài làn hơi và liền mạch; biết cách lấy hơi bằng bụng, khống chế hơi và điều tiết hơi thở,… Từ đó giúp bạn có được một hơi thở sâu hơn và cải thiện chất lượng giọng hát của bản thân.

Sau đây VietVocal sẽ gợi ý cho bạn một số bài tập thở để giúp bạn có một hơi thở tốt.:

Bài 1: Tập thở đứng thổi hơi

  • Đứng quay lưng vào tường sao cho gót chân cách tường  khoảng 20cm, hai chân rộng bằng vai, đầu thẳng.
  • Dựa mông, lưng, vai sát vào tường (để kiểm tra mình đã đứng đúng tư thế chưa, hãy dùng tay luồn ra sau thắt lưng và đo sao cho lưng cách tường bằng đúng độ dày của bàn tay, đầu gối hơi trùng).
  • Bạn bắt đầu lấy hơi bằng cách ngáp (lúc này bụng và ngực phình lên).
  • Sau đó bạn bắt đầu thổi hơi ra các bạn “xìiiiii…” (xì hơi qua kẽ răng). Hãy dùng tai kiểm tra âm thanh của tiếng xì nghe đều và không được ngắt quãng (dùng đầu lưỡi của mình đặt vào hai răng cửa và dùng đầu lưỡi để đo lượng không khí đi ra phải đều).
  • Cùng với khi tiếng xì phát ra, bụng sẽ từ từ xẹp xuống. 
  • Luyện tập bài này trong 5 phút nhé, sau mỗi lần hít vào khi thở ra bạn giữ tiếng xì trong 8 – 16 giây nhé.

Bài 2: Tập thở đứng có âm thanh

  • Tư thế đứng tương tự như ở bài tập 1 nhưng lần này sau khi hít vào lúc thở ra bạn sẽ hát một âm thanh tùy ý.
  • Các bạn có thể hát bất cứ một nốt nào các bạn thấy thoải mái nhất nhưng cần chắc chắn rằng âm thanh phát ra với âm lượng đều không ngắt quãng.
  • Để kiểm tra các bạn có thể sử dụng 3 ngón tay đặt trước miệng và cảm nhận hơi đang đi ra từ từ, khi hát ra cố gắng giữ âm thanh từ 8 – 16 giây nhé.

Bài 3: Tập thở nằm

  • Từ tư thế đứng, các bạn ngồi xuống và lần lượt chạm đầu gối, lưng và mông xuống sàn ở tư thế nằm ngửa.
  • Hai chân để song song cách nhau khoảng 20cm, đầu gối gập lại, toàn bộ lưng trải đều trên sàn, xương cụt hướng xuống phía dưới.
  • Khi hít vào, bụng phình lên cảm giác như trong bụng có một quả bóng, hãy giữ quả bóng và từ từ lăn quả bóng lên ngực để cho ngực được nâng lên, rồi lăn lại về phía bụng để bụng lại phình lên (lặp lại 3 lần).
  • Sau đó từ từ thở ra đều đặn và phát ra một âm thanh bất kì (có thể là âm “A”).

Thực hành một số bài tập thở cơ bản để tăng cường vùng cơ hoành, đồng thời đọc thêm về cách các bài tập thở của chúng ta liên kết với cách chúng ta hát. Bạn có thể tham khảo bài viết 4 Bài tập giúp bạn luyện cách lấy hơi khi hát dễ dàng để hiểu được cách thở và thực hiện chính xác các bài tập thở nhé!

Một số lưu ý khi luyện thanh online

Một số thói quen hằng ngày của bạn đang gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và hiệu quả của quá trình luyện thanh. Trong đó có thể kể đến như:

Thuốc lá

Thuốc có hại cho cơ thể, trong đó bao gồm cả thanh quản. Luồng khói khi hút thuốc cổ họng và thanh quản bị kích hoạt. Nó làm cuống họng và thanh đới. Bạn có thể sẽ cố gắng tiết ra những chất chống lại và làm việc này bạn phải làm sạch cổ để gây đau và thương thanh quản.

Sử dụng bia rượu, đồ uống chứa caffeine

Uống nhiều bia, rượu có thể làm thanh quản lý thu nhỏ lại, từ đó hạn chế khả năng nói hoặc hát. Đồ uống loại chứa caffeine làm cơ thể thiếu nước, ngăn thanh quản lý hoạt động trơn tru. Chúng làm cho ta bị khàn giọng hay thậm chí là mất giọng.

La hét, nói quá nhiều

Việc la hét hoặc hát liên tục chắc chắn không tốt cho thanh quản. Việc hát một nốt quá cao mà chưa có sự khởi động hoặc tập luyện cũng như bắt thanh quản hoạt động quá nhiều sẽ làm cổ họng bị tổn thương. Nên dành thời gian nghỉ ngơi để thanh quản được thư giãn, không phải làm việc quá sức.

Ăn uống không lành mạnh

Thói quen ăn uống không lành mạnh ảnh hưởng rất nhiều tới giọng hát của bạn. Vậy nên bạn cần chú ý khi sử dụng một số loại đồ ăn sau đây:

Khi tiêu thụ đồ ăn chứa nhiều chất béo, ăn quá nhiều đồ ngọt và đồ chua thì cơ thể lúc hấp thụ sẽ tiết ra các chất nhầy, đờm và bám vào trên cổ họng của chúng ta. Điều này có thể gây cho giọng hát của chúng ta bị rè, khó hát thanh thoát,….

Thói quen ăn uống gây ảnh hưởng đến luyện thanh online
Ăn nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ gây ảnh hưởng đến giọng hát

Ngoài ra với việc ăn quá nhiều đồ cay sẽ làm cho thanh quản của bạn bị rát và đau.

Không giữ đủ ấm cho thanh quản 

Trong bất kỳ trường hợp nào, việc giữ ấm cho thanh quản lý đều là quan trọng yếu tố. The ấm sẽ làm cho thanh quản lý chuẩn bị cho những lúc làm việc, hạn chế những nguy cơ căng thẳng và chế độ thương mại.

Uống nhiều nước

Trong lúc luyện tập cổ họng của bạn phải làm việc nhiều nên rất dễ khô rát. Vì vậy việc cung cấp đủ nước khi luyện tập là rất cần thiết. Nên uống nước chậm từng chút một. Chú ý đến nhiệt độ của nước vì dây thanh quản rất nhạy cảm dễ gây viêm họng.

Không chỉ trong thanh nhạc nước cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Vậy nên hãy uống đủ nước nhé!

Tìm hiểu thêm tại bài viết: “Luyện thanh là gì? Những điều bạn cần biết trước khi luyện thanh”!

Luyện thanh online với lộ trình bài bản

Các bạn thấy nhiều bạn học thanh nhạc cứ Mi me mu mo mu, ney ney,… Và bạn cũng về nhà tự “tạo” ra các bài tập đó hoặc xem Youtube tập theo. Việc luyện tập sai phương pháp sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả nặng nề và khó sửa đổi. Đặc biệt là khi bạn có điều kiện đi học hát, sẽ mất rất nhiều thời gian để khắc phục các lỗi sai đó bởi vì nó đã trở thành thói quen xấu của bạn mất rồi.

Một cách hiệu quả mà bạn có thể luyện hát tại nhà đó là bạn có thể tham gia các lớp học luyện thanh online, các khóa học thanh nhạc online,… để có thể học và luyện tập với những giáo trình bài bản và đạt chuẩn. Ngoài ra bạn còn có thể được tư vấn và hỗ trợ bởi các giảng viên hay trợ giảng có kinh nghiệm để chọn cho mình khóa học và lộ trình học phù hợp nhất.

Bạn có thể tham khảo khóa hai khóa học thanh nhạc cơ bản dành cho người mới bắt đầu tại VietVocal là 21 ngày luyện hát cùng Mỹ LinhLàm chủ hơi thở cùng Mỹ Linh. Hãy đăng ký tham gia học thanh nhạc tại VietVocal để cảm nhận sự cải thiện trong giọng hát của mình nhé!

Vừa rồi, bạn đã cùng VietVocal điểm qua 8 Điều cần biết khi luyện thanh online. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích đừng quên nhấn like và share để lan tỏa đến nhiều người yêu âm nhạc hơn nhé!

Nếu bạn có thắc mắc hãy để lại bình luận phía dưới bài viết nhé. Rất mong phản hồi từ bạn.

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 5 Trung bình: 5]
Banner khóa học
Bài trước7 Tips luyện thanh cơ bản dành cho người mới bắt đầu
Bài tiếp theoLuyện thanh là gì? Những điều bạn cần biết trước khi luyện thanh