Hướng dẫn luyện thanh giọng nữ hiệu quả

0
4063

Luyện thanh là các bài tập khởi động giúp giọng hát cải thiện. Tham khảo cách luyện thanh giọng nữ qua bài viết sau của VietVocal bạn nhé!

Trong thanh nhạc, giọng nữ được chia ra làm ba nhóm dựa vào yếu tố độ nặng và âm vực của giọng. Bao gồm: Alto/Contralto (Nữ Trầm), Mezzo-soprano (Nữ Trung), Soprano (Nữ Cao). Để luyện thanh cho giọng hát nữ thì phải chuẩn bị và cần luyện tập như thế nào? VietVocal sẽ bật mí với bạn cách luyện giọng ngay sau đây:

Hướng dẫn luyện thanh giọng nữ

1. Chuẩn bị trước khi luyện thanh

Để việc luyện tập được diễn ra thuận lợi, bạn nên chuẩn bị một sức khỏe tốt. Với một chiếc bụng đói, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi khi luyện thanh. Hãy ăn nhẹ một chút gì đó trước khi bắt đầu luyện tập, và nhớ đừng quá quá no nhé. Tốt nhất bạn hãy tránh xa chất béo hoặc đồ có nhiều gia vị – tác nhân làm cho bạn có thể bị khàn giọng hoặc viêm thanh quản.

Ngoài ra, bạn nên tự luyện thanh trước gương, như thế sẽ giúp bạn quan sát được sự chuyển động của cơ thể (tư thế đứng, khẩu hình,..). Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tập luyện “thần thái” để cải thiện khả năng biểu diễn tốt hơn đấy!

Tìm hiểu thêm tại bài viết: “Luyện thanh là gì? Những điều bạn cần biết trước khi luyện thanh”!

2. Luyện thanh với các bài tập cụ thể

Khởi động trước khi hát rất quan trọng tuy nhiên hầu hết mọi người đều không biết hoặc bỏ qua điều này. Ca hát cũng giống như chơi một môn thể thao vậy, bạn cần vận động để làm nóng cổ họng của mình trước khi bắt đầu hát. Việc khởi động trước khi hát sẽ giúp các bạn tránh được các vấn đề về giọng và mở rộng âm vực, giúp giọng hát không bị căng cứng, mệt mỏi, âm thanh phát ra luân chuyển hơn. Sau đây là một số bài tập khởi động giọng hát VietVocal gợi ý cho bạn:

Bài tập Ngáp

Mẹo lấy hơi như khi đang ngáp chính là kỹ thuật lấy hơi đúng cách trong thanh nhạc. Các Khi bạn “Ngáp” cũng là lúc cơ thể ở trạng thái thả lỏng, quai hàm, vai cũng thả lỏng và hơi sẽ được lấy từ hàm ếch phía trên. Đây là cách lấy hơi giúp bạn lấy được nhiều hơi nhất khi hát.

Để thực hiện bài tập này, khi ngáp bụng và ngực của bạn phải phồng lên to nhất, ngực hơi ưỡn, cổ hơi ngửa ra giúp cho đường khí quản và đường hô hấp trên thẳng làm cho không khí đi vào trong phổi được nhiều hơn. 

Bài tập Ngáp
Luyện thanh giọng nữ bằng bài tập Ngáp

Hơi thở trong khi tập cần thở ra bằng miệng với một tốc độ nhanh và tạo ra âm thanh tiếng “xìiiiiii…” như tiếng xì hơi của xe ô tô, xe máy khi đó chúng ta có thể điều chỉnh âm thanh tốt và lượng không khí đi ra được đều hơn.

Tất cả các bài tập, kỹ thuật thanh nhạc đều cần có sự hỗ trợ của hơi thở. Vậy nên bạn hãy thường xuyên luyện bài tập trước các buổi học thanh nhạc của mình nhé!

Bài tập Humming

Bài tập Humming giúp bạn kéo căng dây thanh âm, thư giãn cơ mặt và cải thiện nhịp thở. Humming cũng phát triển độ cộng hưởng giọng hát và chất lượng âm thanh của bạn. Để thực hành bài tập này, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đóng khoang miệng lại, thư giãn cơ mặt và cơ thể của bạn

Bước 2: Hướng, đẩy làn hơi lên mũi, thở ra vài cái để quen với hành động hạ vòm mềm, dẫn hơi vào khoang mũi.

Bước 3: Bắt đầu tạo ra âm “hmmm” nhẹ nhàng, và đẩy dần âm lượng lên tùy nhiên đừng cố quá mức. Bạn hãy đảm bảo âm thanh có âm lượng tương đối nhưng cơ má, cơ cổ, và thanh quản thả lỏng, không căng thẳng.

Bạn có thể luyện tập bài tập này qua các bài hát bạn yêu thích. Hãy cảm nhận sự rung động ở hai bên gò má và mũi, đó chính là tín hiệu cho biết bạn đã làm đúng bài tập này rồi đấy!

Bài tập Rung môi (Lip Trills) 

Về cơ bản, đây là một bài tập luyện giọng có độ khó thấp và độ căng thấp. Để thực hiện rung môi, bạn nên thực hiện theo quy trình sau:

  • Đầu tiên, bạn hãy lấy hơi theo bài tập “Ngáp” ở trên.
  • Tiếp theo đó bạn hãy mím môi lại, nên nhớ là cần thả lỏng nhé!
  • Cuối cùng bạn hãy từ từ thổi hơi ra.

Bạn sẽ thấy hai môi của mình rung lên như trẻ con hay phun mưa vậy. Lúc đó hơi sẽ được đẩy ra bên ngoài, tạo nên âm thanh như tiếng động cơ nổ hay tiếng bong bóng. Vì vậy bài tập này còn còn có tên gọi khác là “Lip Bubbles”. Nếu vẫn khó thực hiện, các bạn hãy thử đặt 2 ngón tay ở 2 bên khóe môi đẩy nhẹ lên để hỗ trợ rồi mới thực hiện rung môi. Hãy xem VIDEO này để tìm hiểu thêm về bài tập này và thử luyện tập theo đó các bạn nhé.

Bài tập Rung môi (Lip Trills) 
Luyện thanh giọng nữ bằng bài tập Rung Môi

Rung môi là bài tập giúp đưa cơ thể của bạn vào trạng thái tốt nhất để ca hát; là phương pháp khởi động an toàn (Không tạo áp lực quá lớn cho thanh quản) và là phương pháp luyện tập và điều chỉnh nền hơi hiệu quả. Ngoài ra, rung môi còn giúp khởi động và thư giãn các cơ nên đây cũng là bài tập rất phù hợp để bắt đầu và kết thúc một buổi luyện thanh nhạc.

Luyện thanh với các nguyên âm

5 nguyên âm A O E U I thường được sử dụng vào các bài tập để luyện thanh trong thanh nhạc. Việc tận dụng nguyên âm trong lúc hát giúp sẽ giúp bạn dễ xác định được các vị trí âm thanh đúng để có được một âm thanh đẹp, từ đó ca từ nghe sẽ được liền mạch hơn.

Sau khi tập luyện các nguyên âm, bạn có thể kết hợp với các phụ âm như M N P L,… Bài tập luyện thanh với mẫu âm: Mi Mê Ma Mô Mu là một ví dụ. Hãy tập thả lỏng môi khi hát và tập bật lưỡi thật nhiều vào bạn nhé! Đặc biệt là tập với chữ LN sẽ thấy rõ được độ bật của lưỡi đấy!

Bài tập chuyển giọng

Bài tập cuối cùng rất quan trọng khi luyện thanh là bài tập chuyển giọng. Để luyện tập bài tập này, bạn hãy tưởng tượng đến âm thanh của chiếc xe cứu hỏa vừa chạy ngang qua và bắt chước nó bằng giọng nói của bạn. Hãy bắt đầu ở nốt thấp nhất và dần dần lên cao. Tất nhiên, nếu bạn có thể hát được cả nốt thấp và cao thì điều đó chứng tỏ bạn đang có giọng hát tốt!

Bài tập này giúp bạn chuyển giọng một cách mượt mà hơn qua các âm khu (giọng siêu trầm, giọng ngực, giọng pha và giọng óc).

Một số lưu ý khi luyện thanh giọng nữ

1. Luyện tập mỗi ngày

Đối với thanh nhạc sự luyện tập kiên nhẫn hàng ngày sẽ tạo cho dây thanh có được trí nhớ cơ (Muscle Memory) theo tốc độ tăng dần, theo thời gian, âm thanh của bạn sẽ dần thay đổi và đạt được kết quả như mong muốn.

2. Luyện tập thể dục hỗ trợ rất nhiều cho luyện thanh

Tập thể dục và hoạt động thể chất thật thú vị với cơ hội để thư giãn, tăng cường thể lực nói chung và cải thiện sức khoẻ cho việc luyện thanh nói riêng. Hoạt động thể chất cũng có thể giúp bạn kết nối với gia đình hoặc bạn bè trong một môi trường xã hội vui vẻ.

Luyện tập thể dục hỗ trợ rất nhiều cho luyện thanh
Luyện tập thể dục hỗ trợ rất nhiều cho Luyện thanh giọng nữ

3. Chú ý tư thế đứng và trang phục thoải mái

Tư thế đứng và chọn trang phục thoải rất quan trọng trong luyện tập thanh nhạc. Khi hát hoặc khi nói cơ thể thả lỏng trên một bộ khung vững chắc sẽ giúp âm thanh, giọng hát, nói phát ra nhẹ nhàng, không gồng cứng, lấy hơi dễ dàng hơn.

Một tư thế đứng đúng là tư thế:

  • Hai tay rộng bằng vai, hai tay, hai vai thả lỏng
  • Đầu và lưng thẳng, không gù, nghiêng ngả
  • Ngực mở rộng về phía trước
Tư thế đúng khi hát
Tư thế đứng rất quan trọng khi luyện thanh giọng nữ

Để giữ đúng tư thế khi hát, hãy thả lỏng cơ bụng một cách tự nhiên, đừng cố gắng căng cơ bụng hay hóp bụng. Ngoài ra, bạn có thể làm giảm sự căng thẳng của các dây thanh đới trước khi hát bằng việc lấy ngón cái đặt lên thanh quản rồi xoa nhẹ 2 bên trái phải.

Uống nhiều nước

Trong lúc luyện tập cổ họng của bạn phải làm việc nhiều nên rất dễ khô rát. Vì vậy việc cung cấp đủ nước khi luyện tập là rất cần thiết. Nên uống nước chậm từng chút một. Chú ý đến nhiệt độ của nước vì dây thanh quản rất nhạy cảm dễ gây viêm họng.

Không chỉ trong thanh nhạc nước cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Vậy nên hãy uống đủ nước nhé!

Giữ tâm lý thoải mái và giữ sức khi tập

Tâm trạng ảnh hưởng rất nhiều đến mọi hoạt động của chúng ta, bao gồm cả ca hát. Hãy để tâm lý thật thoải mái khi luyện tập để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nên nhớ rằng khi gặp phải các vấn đề như chóng mặt, đỏ mặt, đuối sức,.. thì nên dừng lại để nghỉ ngơi. Luyện tập là tốt nhưng cần phải có một sức khỏe tốt khi luyện tập.

Chọn bài hát phù hợp với tone giọng

Mỗi người sẽ có một quãng giọng giới hạn của mình. Vì vậy, khi luyện thanh, bạn nên chỉ hát đúng tone giọng của mình, không nên cố hát các nốt cao hoặc thấp hơn ngoài quãng giọng.

Việc cố gắng thay đổi tone giọng chỉ làm hại giọng của bạn hơn thôi. Bạn cần phải xác định đúng quãng giọng và chọn bài hát phù hợp với tone giọng của mình. Điều này giúp chúng ta có thể truyền tải ca khúc một cách tinh tế nhất.

Tập theo giáo trình bài bản

Các bạn thấy nhiều bạn học thanh nhạc cứ Mi me mu mo mu, ney ney,… Và bạn cũng về nhà tự “tạo” ra các bài tập đó hoặc xem Youtube tập theo. Việc luyện tập sai phương pháp sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả nặng nề và khó sửa đổi. Đặc biệt là khi bạn có điều kiện đi học hát, sẽ mất rất nhiều thời gian để khắc phục các lỗi sai đó bởi vì nó đã trở thành thói quen xấu của bạn mất rồi.

Một cách hiệu quả mà bạn có thể luyện hát tại nhà đó là bạn có thể tham gia khóa học thanh nhạc online. Bạn có thể tham khảo khóa hai khóa học thanh nhạc cơ bản tại VietVocal là “21 ngày luyện hát cùng Mỹ Linh” và “Làm chủ hơi thở cùng Mỹ Linh”.

Vừa rồi, VietVocal đã hướng dẫn cho các bạn cách luyện thanh cho giọng nữ, cũng như một số lưu ý nhỏ cho việc chăm sóc giọng hát của bạn. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích đừng quên nhấn like và share để lan tỏa đến nhiều người yêu âm nhạc hơn nhé!

Nếu bạn có thắc mắc hãy để lại bình luận phía dưới bài viết nhé. Rất mong phản hồi từ bạn.

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 8 Trung bình: 4.9]
Banner khóa học
Bài trướcHướng dẫn luyện thanh giọng nam cơ bản
Bài tiếp theoBel Canto là gì? Kỹ thuật hát Bel Canto trong thanh nhạc