Bật mí 5 bài tập luyện thanh cho người giọng yếu

0
4659

Tham khảo cách luyện thanh cho người giọng yếu tại bài viết này để LOẠI BỎ NGAY GIỌNG HÁT YẾU QUA CÁC BÀI TẬP LUYỆN THANH ĐƠN GIẢN bạn nhé!

“Giọng của tôi thực sự rất yếu và tôi không thể hát được nốt cao nào! Tôi phải làm sao khi giọng hát của tôi yếu như thế này?”. Đây là câu hỏi của đa số người mới bắt đầu tìm hiểu và học thanh nhạc gửi đến VietVocal. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc một người bị yếu giọng khi hát. Có 2 nguyên nhân chính đã được VietVocal tổng hợp lại bao gồm: 

  • Bộ dây thanh quản yếu
  • Hát “trong cổ họng”

Nào bây giờ chúng ta hãy cùng nhau phân tích từng nguyên nhân và cách khắc phục chúng nhé!

Giọng yếu do bộ dây thanh quản yếu

Một lý do rõ ràng có thể liên quan đến bộ dây thanh quản trong cổ họng, nơi sản xuất chính giọng hát của chúng ta. Để có thể luyện giọng vang và khỏe hơn, trước tiên chúng ta có thể luyện cho dây thanh âm và các cơ của nó khỏe hơn, chịu được áp lực không khí lớn hơn khi hát! Sau đây là một số bài luyện tập hữu ích cho dây thanh của chúng ta:

Bài tập Rung môi (Lip Trills) 

Bài tập này thực hiện với áp lực thấp và đặc biệt hữu ích đối với việc luyện thanh cho người giọng yếu. Điều này là do nếu dây thanh quản bắt đầu yếu, chúng ta cần phải cẩn thận hơn khi hát hoặc thực hiện các bài tập khởi động thanh âm để tránh gây ra bất kỳ tổn thương nào cho giọng nói của chúng ta trong các bài tập này. Hãy xem phần Clip Lip Trills để tìm hiểu thêm về bài tập này và thử luyện tập theo đó nhé. 

Về cơ bản, đây là một bài tập luyện giọng có độ khó thấp và độ căng thấp. Để thực hiện rung môi, bạn hãy để môi bình thường, đặc biệt là cần thả lỏng và đẩy hơi thở ra. Hai môi của chúng ta sẽ rung lên như trẻ con hay phun mưa vậy. Lúc đó hơi sẽ được đẩy ra bên ngoài, tạo nên âm thanh như tiếng động cơ nổ hay tiếng bong bóng. Vì vậy bài tập này còn còn có tên gọi khác là “Lip Bubbles”. Nếu vẫn khó thực hiện, các bạn hãy thử đặt 2 ngón tay ở 2 bên khóe môi đẩy nhẹ lên để hỗ trợ rồi mới thực hiện rung môi.

Bài tập Rung môi (Lip Trills) 
Luyện thanh cho người giọng yếu bằng bài tập Rung Môi

Rung môi là một bài tập rất hữu ích để học cách kiểm soát hơi thở, cân bằng âm sắc và mở rộng quãng giọng. Điểm mấu chốt của bài tập này là chúng ta phải dùng đủ lực để làm rung môi và phải điều tiết hơi thở hợp lý để rung được lâu và ổn định trên các cao độ của bài tập. Sau khi đã quen với rung môi đều, bạn có thể thử tăng tốc độ và độ khó với một số dải âm. Ngoài ra, rung môi còn giúp khởi động và thư giãn các cơ. Vì vậy, đây cũng là một bài tập rất phù hợp để chúng ta bắt đầu và kết thúc một buổi luyện thanh nhạc. 

Tìm hiểu thêm tại bài viết: “Luyện thanh là gì? Những điều bạn cần biết trước khi luyện thanh”!

Bài tập luyện thanh với âm “Gi”

Một bài tập luyện giọng hữu ích khác để luyện thanh cho người giọng yếu là luyện thanh với âm “Gi”! 

Khi chúng ta phát âm từ này, dây thanh quản thực sự đóng lại trước khi tạo ra âm thanh cần thiết. Lý do cho điều này là chữ ‘G’, khiến dây thanh âm đóng lại trước khi phát ra âm tiết “Gi” đầy đủ.

Bài tập luyện giọng này sau đó sẽ có thể giúp các dây thanh âm của chúng ta đóng lại đúng cách và cũng huấn luyện chúng để có thể chịu được căng thẳng hơn bằng cách đóng thường xuyên hơn trong các bài tập.

Dưới đây là âm thanh luyện giọng mẫu cho bài luyện âm ‘Gi’ của nam:

Đây là đoạn giọng mẫu cho bài tập luyện âm ‘Gi’ trong một phím nữ :

Giọng yếu do hát “trong cổ họng” 

Hát giọng cổ là tật thường gặp ở các bạn chưa hoặc mới luyện tập thanh nhạc. Do hát âm thanh mở với hơi thở quá nông, không nén nên những nốt cao của bạn nghe âm thanh như tiếng gào, chứ không phải tiếng hát. Hoặc là không xì hơi khi hát. Điều này đang ảnh hưởng đến chất lượng giai điệu của bạn và dễ hát không hay.

Việc đầu tiên bạn cần làm là ngừng hát “trong cổ họng”. Sau đây là cách khắc phục tật hát giọng cổ:

Do bộ phận truyền âm làm việc không đúng (thường là do hàm dưới cứng, lưỡi cứng, hàm ếch không nhấc lên được). Cách sửa chữa ở trường hợp này là khắc phục những hoạt động không đúng của miệng, cụ thể là tập cho hàm dưới mềm mại, lưỡi hoạt động linh hoạt và hàm ếch mềm nhấc lên mềm mại ở mức độ cần thiết.

Do hát to quá sức: Giá trị chủ yếu của âm thanh là âm sắc và độ vang của nó, chứ không phải to hay nhỏ. Người ca sĩ có kinh nghiệm là người biết vận dụng sức lực một cách một cách tối thiểu mà hiệu quả tiếng hát đạt mức tối đa. Không bao giờ nên hát hết sức hoặc hát quá sức, có như vậy giọng hát cũng như cơ thể mới được thoải mái, xử lý được mọi yêu cầu về kỹ thuật, biểu hiện được tình cảm một cách chủ động và linh hoạt.

Thiếu sự hỗ trợ từ hơi thở: Do hát âm thanh mở với hơi thở quá nông, không nén. Muốn khắc phục sai lệch này phải tập hát với hơi thở sâu hơn, nén và đẩy hơi đều đặn, liên tục, làm dịu bớt mức căng thẳng của thanh đới để cho thanh đới rung lên được linh hoạt.

Sau đây VietVocal sẽ gợi ý cho bạn một số bài tập thở để giúp bạn có một hơi thở tốt:

Bài 1: Tập thở đứng thổi hơi

  • Đứng quay lưng vào tường sao cho gót chân cách tường  khoảng 20cm, hai chân rộng bằng vai, đầu thẳng.
  • Dựa mông, lưng, vai sát vào tường (để kiểm tra mình đã đứng đúng tư thế chưa, hãy dùng tay luồn ra sau thắt lưng và đo sao cho lưng cách tường bằng đúng độ dày của bàn tay, đầu gối hơi trùng).
  • Bạn bắt đầu lấy hơi bằng cách ngáp (lúc này bụng và ngực phình lên).
  • Sau đó bạn bắt đầu thổi hơi ra các bạn “xìiiiii...” (xì hơi qua kẽ răng). Hãy dùng tai kiểm tra âm thanh của tiếng xì nghe đều và không được ngắt quãng (dùng đầu lưỡi của mình đặt vào hai răng cửa và dùng đầu lưỡi để đo lượng không khí đi ra phải đều).
  • Cùng với khi tiếng xì phát ra, bụng sẽ từ từ xẹp xuống. 
  • Luyện tập bài này trong 5 phút nhé, sau mỗi lần hít vào khi thở ra bạn giữ tiếng xì trong 8 – 16 giây nhé.
Bài tập thở đứng thổi hơi
Luyện thanh cho người giọng yếu bằng bài tập Xì Hơi qua kẽ răng

Bài 2: Tập thở đứng có âm thanh

  • Tư thế đứng tương tự như ở bài tập 1 nhưng lần này sau khi hít vào lúc thở ra bạn sẽ hát một âm thanh tùy ý.
  • Các bạn có thể hát bất cứ một nốt nào các bạn thấy thoải mái nhất nhưng cần chắc chắn rằng âm thanh phát ra với âm lượng đều không ngắt quãng.
  • Để kiểm tra các bạn có thể sử dụng 3 ngón tay đặt trước miệng và cảm nhận hơi đang đi ra từ từ, khi hát ra cố gắng giữ âm thanh từ 8 – 16 giây nhé.

Bài 3: Tập thở nằm

  • Từ tư thế đứng, các bạn ngồi xuống và lần lượt chạm đầu gối, lưng và mông xuống sàn ở tư thế nằm ngửa.
  • Hai chân để song song cách nhau khoảng 20cm, đầu gối gập lại, toàn bộ lưng trải đều trên sàn, xương cụt hướng xuống phía dưới.
  • Khi hít vào, bụng phình lên cảm giác như trong bụng có một quả bóng, hãy giữ quả bóng và từ từ lăn quả bóng lên ngực để cho ngực được nâng lên, rồi lăn lại về phía bụng để bụng lại phình lên (lặp lại 3 lần).
  • Sau đó từ từ thở ra đều đặn và phát ra một âm thanh bất kì (có thể là âm “A”).
Bài tập thở nằm
Luyện thanh cho người giọng yếu bằng bài tập Tập Thở Nằm

Thực hành một số bài tập thở cơ bản để tăng cường vùng cơ hoành, đồng thời đọc thêm về cách các bài tập thở của chúng ta liên kết với cách chúng ta hát. Bạn có thể tham khảo bài viết 4 Bài tập giúp bạn luyện cách lấy hơi khi hát dễ dàng để hiểu được cách thở và thực hiện chính xác các bài tập thở nhé!

Luyện thanh cho người giọng yếu đòi hỏi bạn phải có một quá trình rèn luyện chăm chỉ, kỷ luật và đúng cách. Bạn nên tham khảo khóa học Làm chủ hơi thở thanh nhạc cùng Mỹ Linh21 ngày luyện hát cùng Mỹ Linh để học thanh nhạc theo giáo trình bài bản cải thiện giọng hát của chính mình. 

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào kiến thức thanh nhạc hãy để lại bình luận phía dưới hoặc có thể gửi email cho chúng tôi qua info@vietvocal.com. Rất mong nhận được phản hồi từ bạn.

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 12 Trung bình: 5]
Banner khóa học
Bài trướcBel Canto là gì? Kỹ thuật hát Bel Canto trong thanh nhạc
Bài tiếp theoLuyện thanh có tác dụng gì?