Thở đúng cách giúp bạn có giọng hát nội lực và được hỗ trợ, đồng thời giảm thiểu căng thẳng cho phần còn lại của cơ thể. Kiểm soát hơi thở là yếu tố quan trọng để hát hay và là kỹ năng bạn có thể thành thạo theo thời gian với các bài tập luyện hơi ngay sau đây:
Mục lục
Bài tập luyện hơi 1: TẬP THỞ NẰM
- Từ tư thế đứng, các bạn ngồi xuống và lần lượt chạm đầu gối, lưng và mông xuống sàn ở tư thế nằm ngửa.
- Hai chân để song song cách nhau khoảng 20cm, đầu gối gập lại, toàn bộ lưng trải đều trên sàn, xương cụt hướng xuống phía dưới.
- Đặt một tay lên bụng và một tay khác trước ngực, hít vào từ từ bằng miệng và cố gắng cố gắng ép bụng của bạn nở ra một cách có ý thức trong khi bạn hít vào. Khi hít vào, bụng phình lên cảm giác như trong bụng có một quả bóng, hãy giữ quả bóng và từ từ lăn quả bóng lên ngực để cho ngực được nâng lên, rồi lăn lại về phía bụng để bụng lại phình lên (lặp lại 3 lần).
- Sau đó từ từ thở ra bằng mũi đều đặn và phát ra một âm thanh bất kì (có thể là âm “A”).
Lặp lại bài tập này vào đầu mỗi buổi khởi động. Khi bạn cảm thấy thoải mái với cách thở sâu bằng cơ hoành, bạn có thể thực hiện bài tập trong khi đứng lên, vẫn đặt tay lên bụng và ngực và đảm bảo tay ngực không di chuyển khi bạn hít vào và thở ra.
Bài tập luyện hơi 2: NGÁP
Mẹo lấy hơi như khi đang ngáp chính là kỹ thuật lấy hơi đúng cách trong thanh nhạc. “Ngáp” là lúc cơ thể ở trạng thái thả lỏng, quai hàm, vai cũng thả lỏng và hơi sẽ được lấy từ hàm ếch phía trên.
Bạn sẽ tập luyện bài tập này như sau:
- Đứng thẳng, nhưng ở tư thế thoải mái để luồng không khí lưu thông.
- Hít vào và thở ra như đang ngáp thật chậm rãi, tập trung vào toàn bộ quá trình. Cảm thấy cơ bụng và xương sườn nở ra.
- Các cơ xung quanh mặt và miệng của bạn phải căng ra. Cố gắng giữ nguyên cằm và không di chuyển đầu, cổ hoặc vai nhiều nhất có thể. Bạn có thể quan sát quá trình luyện tập của mình trước một tấm gương là rất tốt.
Đây là bài tập giúp bạn học cách thở đúng, cải thiện giọng hát và giúp cơ thanh quản của bạn đồng thời thư giãn. Thêm ngáp vào bài tập thở của bạn cũng giúp tăng cường cơ hoành và cổ họng.
Bài tập luyện hơi 3: XÌ HƠI QUA KẼ RĂNG
Bài tập này giúp các cơ của bạn tham gia và hỗ trợ thở bằng cơ hoành tốt hơn. Để bắt đầu bài tập này, hãy:
- Hít thở sâu bằng miệng, mở rộng bụng và hai bên hông.
- Hai hàm răng trên và dưới dính vào nhau, thả lỏng và 2 môi tách ra
- Từ từ thổi hơi ra sẽ có âm thanh “xìiiiii…” (xì hơi qua kẽ răng). Hãy dùng tai kiểm tra âm thanh của tiếng xì nghe đều và không được ngắt quãng (dùng đầu lưỡi của mình đặt vào hai răng cửa và dùng đầu lưỡi để đo lượng không khí đi ra phải đều).
- Cùng với khi tiếng xì phát ra, bụng sẽ từ từ xẹp xuống.
- Luyện tập bài này trong 5 phút nhé, sau mỗi lần hít vào khi thở ra bạn giữ tiếng xì trong 8 – 16 giây nhé.
Bài tập luyện hơi 4: THỰC HÀNH HƠI THỞ CHẬM
Đây là 1 bài tập luyện hơi đơn giản và rất dễ thực hiện. Hãy thực hiện bằng cách hít vào bằng miệng hoặc mũi trong 4 giây. Giữ hơi thở của bạn trong 8 giây. Sau đó thở ra trong 8 giây nữa. Lặp lại bài tập này trong 4 lần bạn nhé. Nên nhớ là phải giữ cho tất cả các cơ của bạn được thư giãn trong toàn bộ bài tập này.
Bài tập luyện hơi 5: THỞ HỔN HỂN
Việc thở hổn hển giúp ca sĩ phát triển khả năng chịu đựng. Bằng cách rèn luyện cơ bắp của bạn nhanh chóng mở rộng và co lại, bạn sẽ có thể phát triển sức mạnh.
Để thực hiện bài tập này, hãy:
- Đưa lưỡi của bạn ra ngoài như chú chó con (để lưỡi buông thõng, thả lỏng).
- Đặt nắm tay của bạn vào giữa các xương sườn và phát âm “HA” theo thang âm bằng cách hát trên từng nốt. Nắm tay của bạn phải di chuyển vào và ra cùng với chuyển động của cơ hoành.
- Kết thúc mỗi thang âm với một tiếng thở dài thư giãn.
Bài tập luyện hơi 6: THỔI HƠI QUA ỐNG HÚT
Thổi qua ống hút giúp kéo dài và thiết lập lại hợp âm của bạn. Nó đặc biệt hữu ích cho những người nói và hát quãng trầm trong âm khu.
Về cơ bản, hãy lấy một ống hút, đặt nó vào miệng và hát cao độ từ nốt thấp nhất đến nốt cao nhất của bạn. Lặp lại điều này trong vài phút. Sau đó, tiến hành thêm một số điểm nhấn bằng cách vận động cơ bụng của bạn. Nỗ lực không nên đến từ cổ họng của bạn, nó chỉ nên đến từ bụng của bạn. Cuối cùng, ngâm nga bài hát yêu thích của bạn qua ống hút.
Để có cảm giác thú vị, hãy thử thực hành bài tập này với ống hút trong một cốc nước đầy một nửa. Khi ngân nga, bạn sẽ thổi bong bóng có kiểm soát trong cốc.
Sau khi thực hiện xong các bài tập này, bạn sẽ cảm thấy có sự thay đổi trong vị trí của giọng hát từ ngực đến mắt.
Bài tập luyện hơi 7: RUNG MÔI (LIP TRILLS)
Về cơ bản, đây là một bài tập luyện giọng có độ khó thấp và độ căng thấp. Để thực hiện rung môi, bạn hãy để môi bình thường, đặc biệt là cần thả lỏng và đẩy hơi thở ra. Hai môi của chúng ta sẽ rung lên như trẻ con hay phun mưa vậy. Lúc đó hơi sẽ được đẩy ra bên ngoài, tạo nên âm thanh như tiếng động cơ nổ hay tiếng bong bóng. Vì vậy bài tập này còn còn có tên gọi khác là “Lip Bubbles”. Nếu vẫn khó thực hiện, các bạn hãy thử đặt 2 ngón tay ở 2 bên khóe môi đẩy nhẹ lên để hỗ trợ rồi mới thực hiện rung môi. Hãy xem phần clip dưới đây để tìm hiểu thêm về bài tập này và thử luyện tập theo đó nhé.
Rung môi là bài tập giúp đưa cơ thể của bạn vào trạng thái tốt nhất để ca hát; là phương pháp khởi động an toàn (Không tạo áp lực quá lớn cho thanh quản) và là phương pháp luyện tập và điều chỉnh nền hơi hiệu quả. Ngoài ra, rung môi còn giúp khởi động và thư giãn các cơ nên đây cũng là bài tập rất phù hợp để bắt đầu và kết thúc một buổi luyện thanh nhạc.
Nếu bạn muốn có một giọng hát hay và nội lực, hãy áp dụng kỹ thuật thở đúng cách và rèn luyện các bài luyện hơi mỗi ngày. Tham khảo khóa học Làm chủ hơi thở cùng Mỹ Linh để luyện tập theo giáo trình bài bản ngay hôm nay bạn nhé!