Hướng dẫn luyện thanh giọng nam cơ bản

0
5962

Nếu bạn là nam và đang tìm cách để luyện thanh giọng nam thì những bài tập sau sẽ giúp việc luyện tập trở nên dễ dàng và mang lại hiệu quả cao.

Trong thanh nhạc, giọng nam được chia ra làm bốn nhóm dựa vào yếu tố độ nặng và âm vực của giọng. Bao gồm: Nam trầm (Bass), Nam trung (Baritone), Nam cao (Tenor), và Phản nam cao (Countertenor). Đặc biệt cách luyện thanh cho giọng Nam trầmgiọng Nam cao thường được các bạn học viên quan tâm và đặt câu hỏi nhiều nhất. Vậy nên trong bài viết này, VietVocal sẽ hướng dẫn các bạn cách luyện thanh cho 2 loại giọng này nhé!

Cách luyện thanh giọng nam trầm

Trong tất cả các loại giọng thì Bass (nam trầm) là giọng hát có âm vực thấp nhất. Nếu bạn sử dụng đàn Piano thì nó sẽ nằm trong khoảng E2 đến C4. Một số trường hợp có thể mở rộng khoảng từ C2 đến tận G4 nếu bạn có chất giọng tốt. Giọng nam trầm được chia thành 4 loại: 

  • Basso Profondo (Nam trầm đại)
  • Basso Cantante (Nam trầm trữ tình) 
  • Basso Leggiero (Basso Buffo – Nam trầm nhẹ/nam trầm hài hước) 
  • Bass – Baritone (Nam trung trầm)

Để luyện thanh giọng nam trầm thì phải làm thế nào? VietVocal sẽ bật mí với bạn cách luyện giọng ngay sau đây:

1. Khởi động trước khi hát

Việc khởi động trước khi hát sẽ giúp các bạn tránh được các vấn đề về giọng và mở rộng âm vực. Làm ấm giọng trước mỗi buổi học sẽ giúp giọng hát của bạn không bị căng cứng, mệt mỏi, âm thanh phát ra luân chuyển hơn. Trong các khóa học của VietVocal, để bắt đầu mỗi buổi học thanh nhạc, ca sĩ Mỹ Linh thường hướng dẫn các bạn luyện hơi bằng cách rung môi. Hãy xem clip hướng dẫn TẠI ĐÂY để tìm hiểu thêm về bài tập này và thử luyện tập theo đó các bạn nhé.

Khởi động giọng hát bằng bài tập Rung môi
Khởi động giọng hát bằng bài tập Rung môi

Rung môi là một bài tập rất hữu ích để học cách kiểm soát hơi thở, cân bằng âm sắc và mở rộng quãng giọng. Điểm mấu chốt của bài tập này là chúng ta phải dùng đủ lực để làm rung môi và phải điều tiết hơi thở hợp lý để rung được lâu và ổn định trên các cao độ của bài tập. Sau khi đã quen với rung môi đều, bạn có thể thử tăng tốc độ và độ khó với một số dải âm. Ngoài ra, rung môi còn giúp khởi động và thư giãn các cơ. Vì vậy, đây cũng là một bài tập rất phù hợp để chúng ta bắt đầu và kết thúc một buổi luyện thanh nhạc.

Tìm hiểu thêm tại bài viết: “Luyện thanh là gì? Những điều bạn cần biết trước khi luyện thanh”!

2. Lựa chọn tư thế đúng

Toàn bộ cơ thể ta là một khối thống nhất trên một khung xương và các khối cơ liên kết với nhau bằng các dây chằng. Khi hát hoặc khi nói, cơ thể thả lỏng trên một bộ khung vững chắc sẽ giúp cho tiếng hát và tiếng nói nhẹ nhàng và không gồng cứng. Vì vậy, chúng ta cần tập luyện để có một tư thế đúng.

Một tư thế đứng đúng là tư thế:

  • Hai tay rộng bằng vai, hai tay, hai vai thả lỏng
  • Đầu và lưng thẳng, không gù, nghiêng ngả
  • Ngực mở rộng về phía trước
  • Mông hơi co lại để xương cụt (đốt xương sống cuối cùng) chỉ xuống dưới

Để giữ đúng tư thế khi hát, hãy thả lỏng cơ bụng một cách tự nhiên, đừng cố gắng căng cơ bụng hay hóp bụng. Ngoài ra, bạn có thể làm giảm sự căng thẳng của các dây thanh đới trước khi hát bằng việc lấy ngón cái đặt lên thanh quản rồi xoa nhẹ 2 bên trái phải.

3. Tập lấy hơi

Hơi thở là nền tảng của một giọng hát đẹp. Việc tìm hiểu cùng với luyện tập như thế nào là đúng cách khi hát sẽ giúp bạn làm chủ hơi thở của mình. Từ đó làm chủ giọng nói, tiếng hát, giúp bạn giữ cho giọng hát bền lâu; tránh được căng thẳng, hụt hơi ngay cả khi hát những câu dài và phức tạp.

Tập lấy hơi qua bài tập Ngáp
Ngáp là kỹ thuật lấy hơi đúng cách trong thanh nhạc

Mẹo lấy hơi như khi đang ngáp chính là kỹ thuật lấy hơi đúng cách trong thanh nhạc. “Ngáp” là lúc cơ thể ở trạng thái thả lỏng, quai hàm, vai cũng thả lỏng và hơi sẽ được lấy từ hàm ếch phía trên. Đây là kỹ thuật được ca sĩ Mỹ Linh thường xuyên  hướng dẫn cho các bạn học viên trong các khóa học và các buổi Mini Class hàng tháng. Dưới đây là một số lưu ý mà VietVocal đã tổng hợp giúp bạn lấy hơi hiệu quả hơn khi hát:

  • Không nên chỉ lấy hơi hoàn toàn qua miệng, hoặc hoàn toàn bằng mũi trừ những trường hợp cao trào, phải cướp hơi, hoặc những trường hợp hát khi các âm mở mà phải hát nhanh, nhịp nhàng.
  • Không nên để hơi hết hoàn thành rồi mới lấy hơi tiếp, như vậy sẽ làm cho âm thanh cuối câu bị đuối đi gây đỏ mặt và đỏ cổ.
  • Không nên phình bụng ra trước khi lấy hơi vì điều này sẽ làm cho cơ thể bị căng cứng, ảnh hưởng xấu đến việc phát âm.
  • Không nên hít hơi quá nhiều, làm căng thẳng các cơ bụng, sườn, ngực … Gây ảnh hưởng đến việc phát thanh. Cần tập lấy hơi theo mức dài ngắn, mạnh nhẹ của câu hát.
  • Không nên nhô vai lên khi lấy hơi vì sẽ ảnh hưởng đến các cơ hô hấp, lấy hơi không sâu được.
  • Khi hát đừng quá quan trọng chuyện lấy hơi vì khi căng thẳng thì mình dễ bị phân tâm. Tập như mình nói chuyện (hết hơi thì lấy) và lấy hơi làm sao để câu có ý nghĩa. Chú ý tập chậm và chia nhỏ thành nhiều lần lấy hơi.
  • Giữ hơi không phải là nhịn thở khi hát mà giúp điều tiết để hơi thở ra một cách từ từ và đều đặn.

4. Tập luyện hát theo gam

Luyện thanh cho giọng nam trầm bằng cách luyện tập hát theo gam từ các nốt thấp dần lên cao dần và ngược lại với một âm nào đó tùy bạn, có thể là Ma, Mom chẳng hạn, tất nhiên là bạn nên hát đến nốt phù hợp với quãng giọng của mình thôi nhé.

Tập luyện hát theo gam
Bài luyện thanh với âm MOM trong khoá “21 Ngày Luyện Hát Cùng Ca Sĩ Mỹ Linh”

Đây là bài tập khá đơn giản, nhẹ nhàng nhưng lại rất hiệu quả đó, đặc biệt là với chất giọng nam trầm. Bài tập này sẽ giúp bạn kiểm soát âm thanh phát ra, cải thiện khả năng cảm âm, khẩu hình chuẩn và đẹp. Vậy nên hãy dành ra 10-15 phút mỗi ngày để luyện hơi, luyện thanh và 30 phút mỗi ngày để học hát bạn nhé!

5. Chọn bài hát phù hợp với tone giọng của mình 

Mỗi người sẽ có một quãng giọng giới hạn của mình, như giọng nam trầm thì quãng giọng chung của họ là từ E2 – C4 nhưng chưa chắc đã lên được C4. Vì vậy, khi luyện thanh, bạn nên chỉ hát đúng tone giọng của mình, không nên cố hát các nốt cao hơn.

Việc bạn cố gắng hát các ca khúc nằm ngoài quãng giọng của mình trong “một sớm một chiều” chỉ làm hại giọng hát của bạn thôi! Tất nhiên, để cải thiện quãng giọng sẽ có những bài tập, kỹ thuật nhất định và cần thời gian để mở rộng quãng giọng từ từ. Do đó, với những bạn mới tập hát thì bạn chỉ nên hát đúng tone giọng của mình, không nên hát những nốt quá cao hoặc quá thấp.

6. Thở bằng cơ hoành

Việc thở bằng cơ hoành sẽ giúp cho làn hơi của bạn được kiểm soát tốt hơn, và giúp cho bạn có thể hít được lượng không khí tối đa vào phổi khi bạn biết cách tận dụng tối đa chức năng của cơ hoành.

Khi hít vào cơ hoành sẽ co lại, khi thở ra thì bạn sẽ cần thả lỏng cơ hoành một cách từ từ, chậm rãi từ đó hơi thở của bạn cũng sẽ được kiểm soát tốt, giúp giữ lại nhiều hơi và lên được các nốt cao dễ dàng hơn. 

Cách luyện thanh giọng nam cao

Tenor là quãng giọng cao nhất của nam và không nhiều ở nam giới. Nếu sở hữu quãng giọng này, bạn có thể tự tin hát thoải mái trong khoảng C3 đến C5, kiểm soát khá tốt giọng giả thanh (Falsetto) và hát được cả tông giọng của nữ. Giọng nam cao gồm có: 

  • Heldentenor (Nam cao siêu kịch tính): Giọng hát dày khỏe và âm sắc giống giọng Baritone, có thể lên đến note C2.
  • Dramatic Tenor (Nam cao kịch tính): Giọng truyền cảm, vang và mạnh mẽ, chuyên hát những đoạn cao trào trong opera.
  • Lirico Tenor (nam cao trữ tình): Chất giọng ấm, truyền cảm, khỏe và không quá nặng, có thể hát xuyên dàn nhạc.
  • Lirico Spinto Tenor (Nam cao trữ tình có thể chuyển sang kịch tính ở đoạn cao trào): Có âm vực và độ sáng gần bằng giọng lyrico nhưng với chất giọng tối và dày hơn.
  • Leggiero tenor (nam cao nhẹ): Giọng nhẹ, linh hoạt, hát được những đoạn nhạc nhanh, khó và phức tạp, có khả năng hát lên đến D2, thậm chí F2.

Cũng giống như cách luyện thanh giọng nam trầm, giọng nam cao cũng cần luyện tập các bài tập như trên. Ngoài ra bạn cần duy trì luyện tập các kỹ thuật chuyên sâu hơn (Các kỹ thuật lấy hơi, mở khẩu hình,…). Thêm vào đó cần kiểm tra chất giọng thường xuyên, đặc biệt là giai đoạn thay đổi ở tuổi dậy thì để lựa chọn và điều chỉnh phương pháp luyện tập phù hợp với mình nhất nhé!

Một số lưu ý khi luyện thanh giọng nam

Để việc luyện thanh giọng nam mang lại hiệu quả tốt nhất ngoài hiểu và nắm rõ các bài tập thì thói quen sinh hoạt, ăn uống cũng như chế độ tập luyện là rất quan trọng. Sau đây, VietVocal sẽ liệt kê ra những lưu ý khi luyện thanh giọng nam. 

1. Luyện thanh mỗi ngày

Đối với thanh nhạc sự luyện tập kiên nhẫn hàng ngày sẽ tạo cho dây thanh có được trí nhớ cơ (Muscle Memory) theo tốc độ tăng dần, theo thời gian, âm thanh của bạn sẽ dần thay đổi và đạt được kết quả như mong muốn.

2. Luyện tập thể dục thường xuyên

Bên cạnh việc luyện hát và luyện các kỹ năng thanh nhạc, để có một giọng hát nội lực bạn cũng nên luyện tập thêm cả thể lực để có sức khỏe ổn định để dễ dàng điều khiển các cơ bắp, buồng hơi,… nhằm tạo ra được âm thanh đẹp nhất.

Nếu muốn chọn được môn thể thao phù hợp với việc luyện tập thanh nhạc, chúng ta hãy ưu tiên các môn thể thao giúp kiểm soát hơi thở tốt. Một số môn thể thao mà VietVocal gợi ý cho bạn chính là: Bơi lội, Yoga, Nhảy, Chạy bộ (không phải Marathon), Đạp xe, Đi bộ.

3. Hạn chế sử dụng rượu, bia và đồ uống chứa caffeine 

Uống nhiều bia, rượu có thể làm thanh quản teo lại, từ đó hạn chế khả năng nói hoặc hát. Các loại đồ uống chứa caffeine làm cơ thể thiếu hụt nước, ngăn chặn thanh quản hoạt động trơn tru. Chúng làm cho ta bị khàn giọng hay thậm chí là mất giọng.

4. Hạn chế hoặc không hút thuốc

Hút thuốc có hại cho cơ thể, trong đó đặc biệt là thanh quản. Luồng khói khi hút thuốc khiến cổ họng và thanh quản bị kích thích. Nó làm ngứa màng cuống họng và thanh đới. Cơ thể bạn sẽ cố gắng tiết ra những chất chống lại và việc này buộc bạn phải làm sạch cổ họng gây ra đau đớn và tổn thương thanh quản.

5. Không để thanh quản làm việc quá sức

Việc la hét hoặc hát liên tục chắc chắn không tốt cho thanh quản. Việc hát một nốt quá cao mà chưa có sự khởi động hoặc tập dượt cũng như bắt thanh quản hoạt động quá nhiều sẽ làm cổ họng bị tổn thương. Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi để thanh quản được thư giãn, không phải làm việc quá sức.

6. Luôn giữ ấm cho thanh quản 

Trong bất cứ trường hợp nào, việc giữ ấm cho thanh quản đều là yếu tố quan trọng. Việc giữ ấm sẽ khiến thanh quản chuẩn bị cho những lúc làm việc, hạn chế những nguy cơ căng thẳng và tổn thương.

7. Tập theo giáo trình bài bản

Các bạn thấy nhiều bạn học thanh nhạc cứ Mi me mu mo mu, ney ney,… Và bạn cũng về nhà tự “tạo” ra các bài tập đó hoặc xem Youtube tập theo. Việc luyện tập sai phương pháp sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả nặng nề và khó sửa đổi. Đặc biệt là khi bạn có điều kiện đi học hát, sẽ mất rất nhiều thời gian để khắc phục các lỗi sai đó bởi vì nó đã trở thành thói quen xấu của bạn mất rồi.

Một cách khá hiệu quả mà bạn có thể luyện hát tại nhà đó là bạn có thể tham gia khóa học thanh nhạc online. Bạn có thể tham khảo khóa hai khóa học thanh nhạc cơ bản tại VietVocal là 21 ngày luyện hát cùng Mỹ LinhLàm chủ hơi thở cùng Mỹ Linh.

Vừa rồi là hướng dẫn luyện thanh hiệu quả giọng nam, nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại một like và share nhé. Hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào thêm về những thông tin trong bài viết hãy để lại bình luận phía dưới nhé. Rất mong nhận được tin từ bạn.

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 7 Trung bình: 5]
Banner khóa học
Bài trướcBallad là gì? – Những điều thú vị bạn chưa biết về Ballad
Bài tiếp theoHướng dẫn luyện thanh giọng nữ hiệu quả