Bất cứ ai đam mê và yêu thích ca hát ít nhiều cũng sẽ nghe về thanh nhạc và học thanh nhạc. Và thanh nhạc thật sự quan trọng với các ca sĩ và là nền tảng để họ trở thành ca sĩ.
Nghe đến thanh nhạc có vẻ là quen, nhưng bạn đã thực sự hiểu biết về thanh nhạc? Thanh nhạc là gì? Nó giúp cải thiện giọng hát của bạn như thế nào. Cùng VietVocal tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé.
Mục lục
1. Thanh nhạc là gì?
Theo lí thuyết, thanh nhạc được định nghĩa là một bộ môn khoa học trừu tượng, chuyên nghiên cứu những âm thanh do bộ máy phát âm của con người tạo ra và đã được âm nhạc hóa.
Định nghĩa trên có thể khá trừu tượng và có thể hơi khó hiểu, Thực chất thanh nhạc là bộ môn nghệ thuật với sự kết hợp của âm nhạc và ngôn ngữ, là giọng hát của người hát là nhạc cụ chính cho một bản nhạc.
Giọng hát trong thanh nhạc chính là tinh hoa của âm nhạc. Giọng hát có thể tạo ra những âm thanh đa dạng như trầm, bổng, lên, xuống, dài, ngắn. Giọng hát tạo ra lời để giúp người nghe có thể hiểu được nội dung của bản nhạc muốn truyền tải, và hòa mình vào cảm xúc của bài hát.
2. Thanh nhạc giúp bạn cải thiện giọng hát như thế nào?
Thanh nhạc là cách để rèn luyện, luyện tập để giúp bạn học các kĩ thuật như lấy hơi, mở rộng âm vực, kiểm soát hơi thở, cải thiện giọng hát giúp giọng hát của bạn hay hơn.
Thanh nhạc giúp bạn có thể xử lí bài hát qua những cách luyến láy, trầm bổng trong bài. Vì vậy, rèn luyện nó là rèn luyện giọng hát của bạn trở nên đẹp hơn, hay hơn từ đó tạo ra một màn trình diễn hoàn hảo.
Đây không phải là bộ môn chỉ danh riêng cho ca sĩ, mà bất kỳ ai muốn cải thiện chất giọng của mình đều có thể thực hiện có thể là MC, diễn giả, những nghề nghiệp phải sử dụng nhiều đến giọng nói. Thanh nhạc với mục đích là cải thiện giọng và âm thanh phát ra.
Tất cả các ca sĩ đều cần trải qua các trường hoặc các khóa đào tạo thanh nhạc để cải thiện giọng hát của họ. Từ đó, giọng hát của họ mới lôi cuốn và tạo cảm xúc được với nhiều người và có một lượng fan hâm mộ đông đảo.
Học thanh nhạc cũng như học nhiều kiến thức âm nhạc khác, cần người học phải có sự cố gắng, chăm chỉ và kiên trì thì mới có kết quả.
Chính vì vậy, nếu bạn đã quyết định đăng ký theo một khóa học thanh nhạc thì bạn cần phải sắp xếp thời gian hợp lý, không quên rằng luyện tập chăm chỉ như một thói quen hàng ngày, có thể sẽ khó khăn trong thời gian đầu nhưng bạn sẽ nhận được giọng hát, giọng nói tuyệt vời.
3. Lưu ý khi học thanh nhạc
Uống nhiều nước:
Cổ họng của bạn phải làm việc nhiều, rất dễ bị khô trong quá trình học. Vì vậy, bạn nên đem theo một chai nước để uống khi cần. Mỗi lần uống nên uống chậm và uống từng chút một. Không nên dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh lúc luyện thanh. Lúc đó, dây thanh quản của bạn sẽ rất nhạy cảm dễ bị viêm họng.
Nên ăn nhẹ trước khi học:
Việc luyện thanh sẽ khá tốn sức, nhất là khi bạn chưa quen. Vì vậy, bạn không nên để bụng đói khi đi học. Nên ăn nhẹ trước khi đi học khoảng 15-30 phút và không nên ăn quá no. Ngoài ra, không nên ăn quá nhiều chất béo hoặc quá nhiều gia vị. Vì những chất đó dễ làm khàn giọng và thanh quản bị sưng viêm.
Không mặc quần áo chật quá và chú ý các tư thế đứng ngồi khi tập hát:
Trong quá trình luyện thanh, điều này rất quan trọng. Nó giúp bạn lấy hơi dễ dàng hơn và máu được lưu thông tốt hơn.
Giữ sức:
Nếu bạn nhận thấy một trong các dấu hiệu sau:
- Đỏ mặt, đỏ cổ.
- Hụt hơi.
- Khàn giọng, đau họng.
- Chóng mặt, tê tay chân.
- Cảm thấy cơ thể căng cứng, không thư giãn được
Bạn nên dừng lại để nghỉ ngơi hoặc xem lại kỹ thuật của mình. Tốt nhất là nên báo cho giáo viên, để biết cách khắc phục sớm.
Chú ý sự hướng dẫn của giáo viên:
Các giáo viên là những người có chuyên môn và kinh nghiệm, họ sẽ trực tiếp giúp bạn có cái nhìn thật khách quan về giọng hát của mình và đưa ra các bài học phù hợp để giọng bạn hoàn thiện hơn. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua những bài luyện tập nhỏ của giáo viên dành cho bạn.
Các giáo viên sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn một cách nhiệt tình và cụ thể, nên bạn đừng ngại trình bày những vấn đề khó khăn mà một mình bạn không thể giải quyết được.
Luôn lắng nghe và học hỏi:
Sẽ có nhiều hữu ích khi bạn học chung với các học viên khác. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, giúp bạn học tập được rất nhiều từ những ưu điểm cũng như khắc phục những lỗi sai từ họ.
Luôn thoải mái:
Tâm trạng ảnh hưởng rất nhiều đến ca hát .Dù bạn hát hay hay hát dở khi ĐƯỢC HÁT bạn hãy hát hết mình và vui hết mình nhé.
Học thanh nhạc là cả một quá trình lâu dài. Mỗi ngày một chút nhưng đều đặn sẽ tốt hơn là bạn luyện tập liên tục dồn nén liên tục trong thời gian ngắn, như vậy có khi còn phản tác dụng.
Hy vọng những thông tin chia sẻ ở trên đã phần nào giúp bạn giải đáp được những thắc mắc thanh nhạc là gì và cách nó cải thiện giọng hát của bạn như thế nào?
Nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại một like và share nhé. Hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hay đơn giản chỉ muốn góp ý thêm về những thông tin trong bài viết hãy để lại bình luận phía dưới nhé. Rất mong nhận được tin từ bạn.