8 Cách để luyện giọng hát trong trẻo hơn không phải ai cũng biết

0
6492

Giọng hát đẹp không phải là yếu tố duy nhất tạo cảm xúc cho bài hát, thêm vào đó là giọng hát cần trong trẻo để tạo nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. 

Giọng hát là công cụ giúp chúng ta thư giãn và đồng thời truyền tải cảm xúc của câu hát đến với người nghe một cách dễ dàng. Để có thể trình bày tốt một ca khúc thì giọng hát của bạn cần phải hay và trong trẻo. Vậy làm cách nào để bạn có thể luyện được giọng hát trong trẻo? Hãy cùng VietVocal tìm hiểu 8 cách giúp bạn luyện giọng hát trong trẻo ngay sau đây:

1. Làm sạch cổ họng luyện giọng hát trong trẻo

Các dây thanh quản cần phải có chất nhầy để tạo nên rung động, tuy nhiên quá nhiều chất nhầy sẽ gây hại hơn là lợi. Giọng hát của bạn sẽ có cảm giác ngột ngạt, âm thanh tù bí ngay cả khi bạn không bị cảm.

Một số nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm hoặc tích tụ nhiều chất nhầy (đờm/đàm) trên dây thanh quản:

  • Do bệnh tật hoặc nhiễm trùng gây ra: Khi bị ốm hay cảm lạnh, các chất nhầy tích tụ nhiều khiến bạn có thể bị đờm và gây ra cảm giác khó chịu khi nói hoặc hát.
  • Do thói quen tiêu thụ nhiều các thực phẩm từ sữa, nước ngọt, thức ăn có đường,…
  • Do thói quen xấu như thức khuya, hút thuốc, sử dụng rượu bia, cà phê,…
  • Hát với kỹ thuật sai hoặc không tốt có thể dẫn đến khô màng nhầy của bạn. Khi đó cơ thể của chúng ta sẽ bị kích thích và tự động tiết ra thêm chất nhầy giúp bảo vệ dây thanh quản.
Làm sạch cổ họng
Làm sạch cổ họng giúp giọng hát của bạn trở nên trong trẻo

Để giải quyết tình trạng này, các bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

  • Súc miệng, họng với nước muối loãng, nước súc miệng Listerine;
  • Sử dụng các thực phẩm đồ uống kháng viêm như: nước giá, quả tràm trà, nước trà xanh;
  • Giữ độ ẩm trong không khí;
  • Uống nhiều nước để giúp cơ thể tống đờm và giữ độ ẩm cho dây thanh quản;
  • Xông hơi,…

Như vậy việc vệ sinh, làm sạch cổ họng không chỉ giúp loại bỏ các Virus gây hại cho cơ thể mà đây còn là một trong những cách để các bạn có thể có một giọng hát trong trẻo. Tuy nhiên, lạm dụng việc vệ sinh cổ họng quá nhiều cũng có thể sẽ khiến thanh quản của bạn bị tổn thương. Vậy nên bạn cần phải chú ý điều này nhé!

2. Luyện thanh trước khi hát

Việc luyện thanh khởi động giọng hát trước khi bắt đầu một buổi học hát hay biểu diễn sẽ giúp các bạn tránh khỏi các vấn đề về giọng và mở rộng âm vực. Làm ấm giọng trước mỗi buổi học sẽ giúp bạn có một giọng hát không bị căng cứng, mệt mỏi, âm thanh phát ra trong trẻo và luân chuyển hơn. 

Nghệ sĩ Mỹ Linh đã từng chia sẻ rằng: “Đối với những bạn mới bắt đầu học thanh nhạc thì không nên dành quá nhiều thời gian cho việc tự luyện, các bạn chỉ nên dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để luyện theo một bài trong khóa học của Vietvocal”. Bởi vì, các bạn sẽ không thể biết rằng mình đã tập đúng kỹ thuật hay chưa, về lâu dài những cái sai này có thể trở thành tật và rất khó để sửa. Nguy hiểm hơn nữa có thể gây ra những tổn thương cho giọng hát của bạn. 

Tham khảo thêm: 

3. Chế độ ăn uống

Để bảo vệ và giữ gìn giọng hát bạn cần có chế độ ăn uống an toàn và tránh xa các thực phẩm có thể làm hại cho dây thanh quản của bạn. 

Uống nhiều nước sẽ giúp cho dây thanh quản của bạn luôn trong tình trạng ẩm ướt, tránh để dây thanh quản bị khô sẽ làm cổ họng của bạn khó chịu. Mỗi buổi sáng, bạn nên uống một ly nước chanh mật ong hòa cùng với nước ấm để giữ ấm cho cổ họng của bạn.

chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến giọng hát của bạn

Về thực phẩm, nếu bạn thường xuyên phải sử dụng giọng hát thì cần hạn chế một số thực phẩm cay nóng, hoặc một số loại thức uống có cồn như bia, rượu hay thuốc lá để tránh gây tổn thương cho cổ họng và dây thanh quản. 

Tham khảo bài viết Nên ăn gì, uống gì để duy trì giọng hát hay mỗi ngày? của VietVocal để biết thêm về các thực phẩm tốt cho giọng hát nhé!

4. Kiểm soát hơi thở 

Kiểm soát được hơi thở sẽ giúp cho giọng hát của bạn được trong trẻo hơn. Hãy kiểm soát bằng cách lấy hơi bụng qua cả mũi và miệng và dùng bụng để giữ hơi đi ra từ từ. Các bạn cũng có thể để ý ở hầu hết các bài luyện tập để có giọng hát tốt đều cần có hơi thở và kiểm soát nó thật tốt. Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn để biết hơi thở rất quan trọng khi hát tại khóa học “Làm chủ hơi thở thanh nhạc cùng Mỹ Linh” nhé.

Tham khảo thêm: Bật mí 7 bài tập luyện hơi dễ dàng và hiệu quả

Trong thời gian luyện tập ban đầu, bạn nên tập lấy hơi chậm đến nhanh dần và từ từ bạn sẽ hình thành được thói quen mỗi khi hát chúng ta sẽ lấy hơi bằng bụng.

Kkểm soát hơi thở
Kiểm soát hơi thở tốt giúp bạn luyện được giọng hát trong trẻo

Bạn có thể tập với bài tập “Xì hơi qua kẽ răng” để kiểm soát hơi thở. Khi xì hơi bạn hãy đưa tay nên trước miệng cách một khoảng 2cm và kiểm tra luồng hơi đi ra đã đều chưa và có dài không. Tập từ 8s rồi kéo dài 12s, 16s và cứ tăng dần nếu bạn có thể nhé. Với cách luyện tập này, bạn đừng quên mở khẩu hình theo chiều dọc nhấp môi trên lên trong khi hát nhé!

5. Tập rung phần răng và môi 

Để luyện giọng hát trong trẻo, sự rung động của phần răng và môi đóng vai trò khá quan trọng. 

Trước tiên, bạn từ từ đóng hàm lại và hít một hơi thật sâu, rồi lại từ từ thở ra và đồng thời hãy phát ra một âm bất kỳ để tạo nên nhịp bật hơi. Lúc này, bạn có thấy phần răng và môi sẽ có sự rung động nhẹ. Đây chính là cách phổ biến để khởi động làm ấm giọng của bạn và giúp giọng hát được trong trẻo hơn. Hãy luyện tập thường xuyên để cải thiện giọng hát nhé.

6. Giữ nhịp và tông 

Giọng hát trong trẻo cũng cần biết giữ nhịp và tone bài hát chắc chắn. Để giữ nhịp và tông chắc chúng ta sẽ luyện tập liên tục với 5 nguyên âm trong thanh nhạc “A, I, Ê, Ô, U” có thể kết hợp thêm với phụ âm “”M”. 

Đọc nhịp liên tục từ âm thấp đến âm cao và ngược lại để tạo sự linh hoạt khi chuyển nốt và giọng được mượt mà hơn. Nếu nhà bạn có piano, hãy kết hợp luyện tập để cảm được nốt tốt hơn. Tập luyện lâu dần và kiên trì thì giọng hát được cải thiện. 

7. Luyện tập cộng hưởng âm 

Trong quá trình luyện giọng hát trong trẻo, việc luyện tập cộng hưởng âm rất quan trọng. Bạn cần tập trung vào cộng hưởng của âm thanh để làm tăng tối đa nếp gấp của giọng hát. 

Với phương pháp này, bạn cần phát ra tiếng “woo” khi thở ra và đồng thời giữ cho âm thanh được ổn định. Tiếp theo, điều khiển âm thanh lên xuống liên tục, thực hiện nhiều lần đến khi thành thạo chắc chắn bạn sẽ thấy sự khác biệt đấy. 

Tìm hiểu các vị trí cộng hưởng, vị trí đặt âm thanh tại bài viết Vị trí âm thanh là gì? Tìm hiểu cổng hưởng tại một số vị trí.

8. Tránh hát bằng giọng mũi

Hát đặc giọng mũi là một thói quen, vấn đề khi hát nốt cao thường gặp ở các ca sĩ, và các bạn trẻ hiện nay. Nó là nguyên nhân khiến cho âm thanh của bạn nghe tù bí, là nguyên nhân khiến giọng hát giảm sút nghiêm trọng.

Để hiểu hơn về Nasal Voice (giọng mũi) là gì? Nguyên nhân và cách sửa giọng mũi như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết Giọng mũi (Nasal) là gì? 4 bài tập giúp bạn sửa giọng mũi dễ dàng của VietVocal hoặc Video hướng dẫn loại bỏ giọng mũi của nghệ sĩ Mỹ Linh ngay tại đây:

Một số lưu ý khi luyện giọng hát trong trẻo

VietVocal có một số lưu ý nhỏ cho các bạn khi luyện tập giọng hát trong trẻo. Hãy tham khảo thật kỹ những điều sau đây nhé!

  • Thường xuyên luyện tập và tạo dựng như một thói quen. 
  • Không nên luyện tập quá sức để tránh làm tổn hại đến dây thanh quản, khiến giọng hát bị rè, và khàn tiếng.
  • Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào về cổ họng thì hãy ngừng luyện tập, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra và được tư vấn, điều trị.
  • Đặc biệt, hãy chú ý đến vấn đề ăn uống. Tìm hiểu các thực phẩm thật kỹ để không làm hại đến cổ họng, đặc biệt là với những người phải sử dụng giọng hát hàng ngày. 

 

Đăng ký tham gia học thanh nhạc tại VietVocal ngay hôm nay để cảm nhận sự cải thiện trong giọng hát của mình. Tham khảo các khóa học thanh nhạc của VietVocal TẠI ĐÂY!

Trên đây là 8 Cách để luyện giọng hát trong trẻo VietVocal gửi đến bạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào hay đơn giản là muốn góp thêm ý kiến với nội dung bài viết hãy để lại bình luận phái dưới, VietVocal sẽ giải đáp cho bạn. Rất mong nhận được tin từ bạn!

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 11 Trung bình: 5]
Banner khóa học
Bài trướcHướng dẫn tư thế đúng chuẩn khi hát
Bài tiếp theoÂm giai là gì? Tìm hiểu cấu tạo của âm giai Trưởng và âm giai Thứ