10 Thói quen gây hại cho giọng hát thường gặp có thể bạn đang mắc phải

0
2265

Tìm hiểu ngay những thói quen gây hại cho giọng hát mà chúng ta vô tình hoặc tưởng chừng nó không hề nghiêm trọng. 

Ngoài việc luyện tập để có giọng hát hay và tốt hơn, việc bảo vệ giọng hát cũng là điều vô cùng quan trọng. Khàn tiếng, mất giọng là những vấn đề dễ gặp khiến chúng ta hay cả những ca sĩ chuyên nghiệp đều lo lắng. Những vấn đề này không chỉ gây khó chịu ở trong cuộc sống thường ngày, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình luyện hát. Bài viết này Vietvocal sẽ nêu ra 10 Thói Quen gây hại cho giọng hát thường gặp và có thể bạn đang mắc phải.

La hét, gây áp lực tới thanh quản quá mức

Một trong những thói quen gây hại cho giọng hát đầu tiên VietVocal nhận thấy rằng có rất nhiều bạn mắc phải chính là thói quen la hét, gây áp lực tới thanh quản quá mức.

thói quen gây áp lực lớn cho thanh quản
La hét, gây áp lực tới thanh quản quá mức

Đôi khi giọng nói, giọng hát của bạn phải chịu nhiều áp lực và có thể dẫn tới tổn thương bởi ngay những thói quen sử dụng giọng nói, giọng hát hàng ngày của bạn. Ví dụ như:

  • Hát  hoặc nói liên tục mà không có thời gian nghỉ ngơi
  • Gồng các cơ quá mức khi nói hoặc hát
  • Lớn tiếng mỗi khi bạn nói chuyện
  • Hát càng lên cao thì càng tăng âm lượng
  • Đè giọng, phát âm nặng
  • Cố gắng hát quá thấp hoặc quá cao ngoài quãng giọng
  • Tống hơi thở liên tục thông qua dây thanh,…

Việc gây áp lực lớn tới thanh quản như các ví dụ trên không chỉ dẫn đến việc lượng hơi thoát ra quá lớn mà nó còn khiến cho thanh quản phải hoạt động tối đa công suất gây nên sự căng thẳng, mệt mỏi. Ban có thể bị khàn hay thậm chí là mất giọng ngay sau đó.

Thông thường, các tổn thương của dây thanh âm là tạm thời và có thể được phục hồi nhưng quá trình này có thể mất đến 12 tuần! Vậy nên, hãy sử dụng giọng nói và hát của bạn thật nhẹ nhàng và và có chừng mực. 

Không luyện thanh, warmup kĩ trước khi hát

Không khởi động bằng các bài tập luyện thanh, luyện hơi kĩ trước khi hát rất dễ khiến cơ thể bạn bị căng thẳng. Điều này dẫn đến việc vận hành âm thanh khi biểu diễn sẽ không được chuẩn xác như bạn lúc tập luyện.

Hãy khởi động trước khi hát, đây là điều mà bất kỳ huấn luyện viên, giảng viên thanh nhạc cũng đều nhắc nhở học trò hay thí sinh của mình trước lúc tập luyện hay biểu diễn. Các bạn có thể tham khảo một số bài tập warmup sau:

Luyện tập thanh nhạc không hợp lý

Tuy bạn có một niềm đam mê mãnh liệt với ca hát nhưng việc luyện tập thanh nhạc hợp lý rất quan trọng. Sau đây là là một số thói quen gây hại đến giọng hát khi luyện tập thanh nhạc thường gặp:

Luyện tập quá nhiều hoặc quá ít

Không nên luyện tập thanh nhạc với tần suất quá ít hoặc quá nhiều. Bởi vì:

  • Nếu luyện tập quá ít, bạn sẽ khó để có thể hình thành được thói quen tập luyện cũng như sử dụng giọng lành mạnh. Ngoài ra đây còn là nguyên nhân gây nên sự tụt giảm về giọng hát của một số ca sĩ hiện nay. 
  • Nếu luyện tập quá nhiều, có thể bạn sẽ gây nên các tổn thương cho thanh quản, làm trầy xước dây thanh, khiến thanh đới phải hoạt động quá tải dẫn tới hỏng giọng hoặc tắt tiếng.

Vậy luyện tập như thế nào là hợp lý? 

Khi nói tới vấn đề này, nghệ sĩ Mỹ Linh đã từng chia sẻ rằng: “Việc một người khi mới học thanh nhạc không nên dành quá nhiều thời gian cho tự luyện, các bạn chỉ nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để luyện tập theo một bài ở trong khóa học của Vietvocal. Bởi vì, bạn sẽ không thể biết rằng mình đã tập luyện chính xác hay chưa, về lâu dài có những cái sai sẽ trở thành tật rất khó để sửa”.

thói quen luyện tập thanh nhạc không hợp lý
Thói quen luyện tập thanh nhạc sai cách, không hợp lý

Đối với thanh nhạc, tập luyện kiên nhẫn hàng ngày sẽ giúp tạo cho dây thanh có được trí nhớ cơ theo tốc độ tăng dần. Vậy nên theo thời gian, âm thanh của bạn sẽ dần thay đổi, cải thiện và đạt được kết quả như mình mong muốn.

Luyện tập sai phương pháp

VietVocal thấy có rất nhiều bạn khi học thanh nhạc cứ luyện thanh qua các bài tập âm như: Mi – me – mu – mo – mu, ney ney,… mà các bạn tự tạo hoặc xem Youtube rồi tập theo. 

Việc luyện tập sai phương pháp không chỉ dẫn tới rất nhiều hậu quả nặng nề cho giọng hát mà nó còn tạo nên thói quen và rất khó sửa đổi. Nhất là khi đã có điều kiện để đi học hát, giáo viên hướng dẫn sẽ cần phải mất rất nhiều thời gian để có thể khắc phục được các lỗi sai do thói quen xấu của bạn.

Tham khảo ngay hai khóa học thanh nhạc cơ bản phù hợp cho người mới bắt đầu tại VietVocal là 21 ngày luyện hát cùng Mỹ LinhLàm chủ hơi thở cùng Mỹ Linh và đăng ký học ngay hôm nay để cảm nhận sự cải thiện trong giọng hát của mình nhé!

Uống không đủ nước

Uống không đủ nước chính là nguyên nhân, thói quen gây ảnh hưởng tới giọng hát tiếp theo VietVocal muốn nhắc nhở đến các bạn.

thói quen không uống đủ nước
Thói quen không uống nước hoặc uống không đủ nước

Hãy uống nước đầy đủ mỗi ngày khoảng từ 1,5 đến 2,5 lít nước mỗi ngày là rất tốt cho cơ thể. Điều này đảm bảo cổ họng của bạn luôn giữ được độ ẩm nhất định, hạn chế trường hợp khô cổ họng, đau họng từ đó giúp cho giọng hát trong khỏe và trong trẻo hơn. 

Khi luyện thanh tại nhà đúng chuẩn hay ở bất cứ đâu, hãy nhớ mang theo bên mình chai nước lọc để bổ sung kịp thời bạn nhé! Nên nhớ là nên uống nước chậm từng chút một và cần chú ý đến nhiệt độ của nước bởi vì dây thanh quản rất nhạy cảm và dễ gây viêm họng.

Chế độ ăn uống không hợp lý 

VietVocal chắc rằng các bạn đã từng nghe qua câu nói: “Bạn là những gì bạn ăn”, nhưng nếu bạn là một ca sĩ, bạn cũng sẽ “hát” bằng những gì bạn ăn!

Có một số loại thực phẩm bạn cần tránh trước khi hát, những loại thực phẩm có vẻ ảnh hưởng tới giọng hát của ca sĩ hơn bất kì những loại khác, bao gồm: bơ sữa, bất cứ thứ gì đặc biệt béo, dầu mỡ, thức ăn chiên và thức ăn cay. Chúng không chỉ gây nên tình trạng tăng đờm/đàm trong cổ họng của bạn mà còn là nguyên nhân dẫn đến gây viêm dây thanh âm.

thói quen ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống không hợp lý gây ảnh hưởng cho giọng hát

Nếu bạn bị ợ chua hoặc chứng trào ngược axit cũng cần đặc biệt cẩn thận trong chế độ ăn uống của mình. Axit dạ dày có thể sẽ tàn phá dây thanh quản của bạn.

Tham khảo bài viết: Nên ăn gì, uống gì để duy trì giọng hát hay mỗi ngày?

Sử dụng Cà phê, bia rượu và các đồ uống có cồn

Có thể nói các loại đồ uống có cồn như bia rượu hay cà phê chính là kẻ thù của giọng hát. Nếu như lâu lâu mới sử dụng thì không đáng kể, thế nhưng nếu bạn sử dụng chúng mỗi ngày như một thói quen thì cần phải ngừng lại ngay! Nếu không thanh quản bạn sẽ sớm gặp phải vấn đề đấy! 

Theo nghiên cứu, uống rượu bia lâu dần có thể khiến dây thanh quản bị teo lại, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tập hát, thậm chí cả việc nói chuyện hằng ngày. Ngoài ra đây còn là nguyên nhân khiến toàn bộ thể lực của bạn bị xuống cấp theo thời gian.

Cà phê là thức uống đã quá quen thuộc với chúng ta, tưởng chừng vô hại nhưng do có chứa nhiều caffeine nên nó sẽ khiến cơ thể của bạn có nguy cơ mất nước cũng như hạn chế đi khả năng hoạt động của dây thanh quản lúc cần làm việc nhiều.

Thói quen gây hại cho giọng hát: Hút thuốc lá

Việc hút thuốc lá từ trước đến này vẫn luôn là vấn đề đối với sức khỏe của người hút, nó là nguyên nhân tác động xấu đến toàn bộ cơ thể. Khi ta hút thuốc, luồng khói độc hại sẽ khiến cho dây thanh quản bị kích thích nhiều dẫn tới mệt mỏi, cổ họng phát ra âm thanh dần trở nên khàn đặc chứ không còn độ trong như trước nữa.

thói quen hút thuốc lá
Hút thuốc lá là thói quen gây hại tới giọng hát

Bên cạnh đó, các chuyên gia luôn có cảnh báo rằng: Hút thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng – Một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Nếu không được chữa trị kịp thời, khi đó bạn sẽ không còn cơ hội nào để hát nữa và xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.

Hãy bỏ ngay thói quen gây hại cho giọng hát này nếu như các bạn muốn có sức khỏe và giọng hát tốt. 

Thức khuya và ngủ không đủ giấc

Thức khuya và ngủ không đủ giấc chính là thói quen gây hại cho giọng hát thường gặp ở rất nhiều người.

Thức khuya sẽ khiến cho bạn mất đi sự tỉnh táo, giảm hiệu quả xử lý tình huống và xử lý ca khúc khi biểu diễn. Ngoài ra thói quen này còn khiến giọng hát của bạn dễ bị khàn, đục; lực đẩy hơi và lực bật của các cơ sẽ trở nên yếu hơn.

thói quen thức khuya
Thức khuya và ngủ không đủ giấc

Việc ngủ đủ giấc giúp cơ thể của bạn được nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài làm việc; giúp chúng ta có đủ năng lượng và sự tập trung. tỉnh táo cho ngày hôm sau. Một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng sẽ giúp bạn có một giọng hát khỏe khoắn và sảng khoái. 

Không vệ sinh cổ họng hoặc Vệ sinh cổ họng quá nhiều

Các dây thanh quản cần có chất nhầy để tạo nên sự rung động, tuy nhiên việc quá nhiều chất nhầy sẽ gây hại hơn là có lợi. Giọng hát phát ra sẽ có cảm giác ngột ngạt, âm thanh bị tù bí ngay cả khi bạn không bị cảm. Vậy nên bạn cần phải tạo được thói quen vệ sinh cổ họng thường xuyên để tránh tình trạng này.

thói quen vệ sinh cổ họng
Không vệ sinh cổ họng hoặc Vệ sinh cổ họng quá nhiều

Mặc dù việc vệ sinh cổ họng thường xuyên là tốt cho cổ họng, giúp cho giọng hát khỏe và trong trẻo hơn. Tuy nhiên việc gì nhiều quá cũng không tốt, bởi lẽ chính việc súc miệng hằng ngày đã làm cho cổ họng của bạn bị va đập liên tục. Điều này ảnh hưởng gây ảnh hưởng không nhỏ đến dây thanh quản.

Những người tập luyện hoặc biểu diễn thường xuyên nên xây dựng cho mình một chế độ vệ sinh cổ họng điều độ và lành mạnh hơn. Khi khi vệ sinh cũng cần chú ý không nên quá mạnh để tránh gây các tổn thương không đáng có đến dây thanh quản.

 

Qua bài viết trên đây, VietVocal đã chia sẻ cho các bạn 10 thói quen gây hại cho giọng hát thường gặp. Hy vọng những chia sẻ và lời khuyên trên sẽ giúp bạn có thể bảo vệ giọng hát của mình tốt hơn. Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết sau của VietVocal nhé!

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 2 Trung bình: 5]
Banner khóa học
Bài trướcTone là gì? Cách xác định tone giọng hát chính xác nhất
Bài tiếp theoTop 8 loại nhạc cụ dễ chơi nhất dành cho người mới bắt đầu học nhạc