10 Nguyên tắc cơ bản cho người mới học hát

0
2121

Nếu bạn đã từng vật lộn để hát và tìm kiếm những “bí mật” để có thể hát hay hơn, thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua 10 nguyên tắc cơ bản cho người mới học hát được giới thiệu ngay sau đây.

 

#1: Làm ấm giọng trước khi hát

Làm ấm giọng trước khi hát bằng cách thực hiện các bài luyện thanh như ngân nga, ngáp, thì thầm, nói bằng giọng bình thường hoặc nói bằng tông giọng cao. Điều này sẽ cho phép bạn tạo ra âm thanh tốt hơn và ngăn ngừa bất kỳ chấn thương nào.

nguyen-tac-co-ban-cho-nguoi-moi-hoc-hat-1
Làm ấm giọng trước khi hát

Khởi động là một phần quan trọng của ca hát, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện đúng cách.

Tham khảo ngay: Top 5 bài tập khởi động giọng hát của bạn

#2: Sự tập trung vào giọng hát

Các bạn nên tập trung vào âm thanh của giọng hát chứ không phải những gì bản thân đang nói hoặc đang nghĩ. Nếu có thể tập trung vào một việc tại một thời điểm, bạn sẽ dễ dàng hòa nhịp với bài hát đang hát hơn và không bị mất vị trí trong lời bài hát.

Để tránh bị phân tâm khi hát, bạn nên cố gắng tìm một không gian yên tĩnh. Nơi bạn không bị quấy rầy bởi bất kỳ điều gì khác đang diễn ra xung quanh. Bạn cũng nên đảm bảo rằng không có bất kỳ tiếng ồn xung quanh nào có thể khiến mình mất tập trung vào công việc đang làm – Học hát!

#3: Tránh đọc lời khi hát

Liên tục đọc, nhẩm lời bài hát trong khi hát sẽ khiến bạn bị căng thẳng dẫn đến việc hát một cách hạn chế. Đây là một vấn đề khá phổ biến ở những bạn mới học thanh nhạc.

nguyen-tac-co-ban-cho-nguoi-moi-hoc-hat-3
Tránh đọc lời khi hát – Nguyên tắc cơ bản cho người mới học hát

Việc đọc lời bài hát trong khi hát khiến tâm trí của bạn bị phiền nhiễu. Thay vì suy nghĩ về kỹ thuật hát thì bạn lại suy nghĩ về các từ tiếp theo và chạy theo những con chữ. Điều này có thể khiến bạn hát bị lệch nhịp, lệch tone hay quên cách lấy hơi đúng.

#4: Ghi nhớ bài hát của bạn

Để tránh được việc đọc lời khi hát thì bạn cần phải ghi nhớ lời bài hát. Lúc ấy, bạn có thể hát bài hát của mình theo cách tốt hơn, tình cảm hơn. 

Bằng cách không cần lo lắng về các từ, bạn có thể tập trung vào cách mình sẽ hát hay tập trung vào cách truyền tình cảm vào trong bài hát. Lúc đó bạn có thể cảm nhận âm nhạc nhiều hơn, hiểu hơn về âm điệu và lắng nghe được nhịp điệu của bài.

Tham khảo bài viết 10 cách ghi nhớ lời bài hát nhanh chóng

#5: Hát với hơi thở có hỗ trợ

Không phải tự nhiên mà hơi thở được coi là nền tảng của thanh nhạc. Kiểm soát hơi thở khi hát là một trong những yếu tố được ưu tiên hàng đầu mà bất kỳ một giáo viên, chuyên gia thanh nhạc nào cũng đều sẽ khuyên bạn.

nguyen-tac-co-ban-cho-nguoi-moi-hoc-hat-4
Hát với hơi thở có hỗ trợ

Hít thở đầy đủ, mở rộng lồng ngực và phổi của bạn. Sau đó sử dụng các cơ xung quanh xương sườn và cơ hành để giữ hơi thở của bạn. Nhờ đó, bạn có thể sử dụng cách này để hỗ trợ giai điệu của bạn. 

Hát với hơi thở có hỗ trợ giúp bạn giữ cho giọng ở trong tình trạng tốt và giữ cho các cơ thanh quản khỏe mạnh. Hãy chắc chắn rằng bạn không bị căng thẳng ở cổ họng hoặc cơ cổ. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết để biết cách lấy hơi khi hát nhé

#6: Duy trì tư thế đúng khi hát

Tư thế đúng khi hát là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng âm thanh khi hát của bạn. 

Hãy giữ thẳng cột sống và cổ của bạn. Đứng theo cách sẽ giúp cho bạn hít thở tốt hơn. Hãy chắc chắn rằng lưng của bạn không bị cong. Cổ của bạn sang một bên, hoặc cằm của bạn ở vị trí quá cao hoặc quá thấp là một tư thế sai phổ biến khác ở người mới bắt đầu.

#7: Không nên hát quá nhiều 

Làm việc gì quá nhiều đều sẽ trở thành không tốt và ca hát cũng vậy. Hát trong nhiều giờ liên tục có thể dẫn tới sưng dây thanh âm. Thông thường các tổn thương dây thanh âm là tạm thời và nó có thể được sửa chữa nhưng quá trình để hồi phục có thể mất tới 12 tuần! 

#8: Duy trì sức khỏe giọng hát

Nếu muốn duy trì sức khỏe giọng hát, trước hết bạn nên duy trì sức khỏe chung của bản thân. Hãy cố gắng thực hiện những điều sau: 

  • Ăn uống điều độ, khoa học
  • Ngủ đủ giấc, 
  • Chăm chỉ tập thể dục, 
  • Không hút thuốc.
  • Tránh các hoạt động âm thanh như gằn giọng, la hét quá nhiều.
nguyen-tac-co-ban-cho-nguoi-moi-hoc-hat-5
Duy trì sức khỏe giọng hát

Giống như việc tập thể dục, luyện thanh là cách để tăng cường sức mạnh cho giọng hát của bạn. Do đó, luyện tập thường xuyên với thời gian vừa đủ sẽ tốt hơn là việc luyện tập quá nhiều và chỉ vài lần một tuần. 

#9: Giữ đủ ẩm cho thanh quản 

Trong bất cứ trường hợp nào, việc giữ đủ ẩm cho thanh quản là yếu tố cực kỳ quan trọng. Trong lúc luyện tập hay biểu diễn, cổ họng của bạn cần phải làm việc nhiều nên rất dễ bị khô rát. Bởi vậy, việc cung cấp đủ nước là rất cần thiết. Lưu ý là nên uống nước chậm rãi từng chút một và chú ý đến nhiệt độ của nước vì dây thanh quản rất nhạy cảm.

#10: Học hát với lộ trình bài bản

Việc luyện tập thanh nhạc sai phương pháp sẽ dẫn tới rất nhiều hậu quả nặng nề cho thanh quản và rất khó sửa đổi. Đặc biệt là lúc bạn đã có điều kiện để đăng ký học hát tại các trung tâm, sẽ mất rất nhiều thời gian để người hướng dẫn khắc phục những lỗi sai đó vì nó đã trở thành các thói quen xấu của chính bạn mất rồi. 

Một cách hiệu quả là bạn có thể tham gia những lớp học thanh nhạc hoặc các khóa học thanh nhạc online để có thể được tư vấn và hỗ trợ bởi người hướng dẫn có kinh nghiệm để có lộ trình học phù hợp nhất với những giáo trình bài bản và đạt chuẩn.

nguyen-tac-co-ban-cho-nguoi-moi-hoc-hat-6
Khóa học “Làm chủ hơi thở thanh nhạc cùng Mỹ Linh”

Nếu bạn đang tìm nơi đào tạo thanh nhạc uy tín và chất lượng, hãy tham khảo những khóa học cơ bản dành cho người mới bắt đầu TẠI ĐÂY và đăng ký ngay một khóa học  để luyện tập và cảm nhận sự cải thiện trong giọng hát của mình nhé!

 

Trên đây là 10 nguyên tắc cơ bản cho người mới học hát mà VietVocal chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức và học hát hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 1 Trung bình: 5]
Banner khóa học
Bài trước8 Kênh Youtube tự học thanh nhạc hiệu quả bạn nên biết
Bài tiếp theoAcapella là gì? Tại sao Acapella là đỉnh cao của âm nhạc?