Đang hát bị hết hơi: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả?

0
1424

Một trong những sai lầm của ca sĩ mỗi khi luyện hát là hát hụt hơi. Vậy, nguyên nhân gây ra tình trạng hụt hơi này là gì và cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Một vấn đề chung mà hầu hết các bạn mới luyện hát thường gặp phải đó là “hát bị hết hơi”. Điều khiển hơi thở không đúng cách sẽ dẫn đến việc hụt hơi hoặc lấy hơi rất mệt khi hát. Hôm nay, Vietvocal sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bị hụt hơi và cách khắc phục nó hiệu quả nhất nhé. 

hát bị hết hơi
Hát bị hết hơi

1. Nguyên nhân gây ra hụt hơi khi hát

Khi đang hát mà âm thanh bị ngắt ra, “đứt hơi” thì có thể là bạn đã mắc lỗi trong các trường hợp sau:

1.1. Chưa chuẩn bị đủ hơi (lấy hơi vào quá ít)

Về vấn đề lấy hơi vào, một nguyên nhân rất phổ biến đó là chúng ta lấy hơi ở phần trên cơ thể hoặc nói cách khác đó là lấy hơi ngực. Biểu hiện đó là vai sẽ nhướng lên, ngực sẽ phình to và cảm giác rất dễ mệt. Việc này giống như bạn chơi thể thao mà bị đuối dẫn đến phải hít thở gấp gáp vậy. Vì sao lấy hơi ngực sẽ gây hụt hơi? Lý do rất đơn giản, bởi vì ở ngực của bạn chỉ có xương, các bộ phận nội tạng và các cơ bám vào khung xương rất chắc. Do đó các cơ này không thể co giãn rộng và lớn được.
Nếu bạn càng cố gắng lấy càng nhiều hơi và nén ở ngực thì sẽ dẫn đến hiện tượng tức ngực, ép tim cho nên lúc đó chỉ “phù” một phát là hết hơi. Để biết cách lấy hơi đúng cách, bạn có thể xem thêm bài viết “Hướng dẫn kiểm soát hơi thở hoặc có thể tham khảo các khóa học thanh nhạc để tìm cho mình một nơi phù hợp để luyện các kỹ năng cho giọng hát của mình.

1.2. Thể lực chưa đủ khoẻ để duy trì một làn hơi vững chãi (cường độ cao)

Hát cũng đốt calo không kém gì khi bạn tập gym. Do đó, nếu bạn không duy trì một thể lực đủ tốt thì khi hát trong một khoảng thời gian sẽ dẫn đến mất sức và ảnh hưởng đến chất lượng giọng hát. 

1.3. Chưa biết điều tiết mà để hơi bị “thộc” hết ra từ những âm đầu tiên.

Một số bài hát cần đến sự thầm thì, nhỏ nhẹ. Bạn sẽ hát theo cách sử dụng nhiều hơi đi kèm với âm thanh phát ra của bạn (breathy sound). Việc này rất tốt khi bạn làm cho bài hát của bạn có chất riêng. Nhưng bạn nên biết rằng nếu bạn sử dụng kiểu hát này cho cả bài hát thì bạn nên có một sự tính toán kỹ lưỡng. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm để cân bằng hơi thở trong suốt bài hát, sẽ dễ gây ra hiện tượng hụt hơi hơn là việc hát với âm thanh rõ ràng. 

2. Cách khắc phục hiện tượng “đang hát bị hết hơi”

Vấn đề hết hơi thường xảy ra khi hát một câu quá dài hoặc có nhiều nốt cao (quãng treo). Trường hợp này, bạn nên tìm một đoạn phù hợp để ngắt ra lấy thêm hơi nữa là được, không cần một câu chỉ được một lần lấy hơi. Khi hát thì khẩu hình đang mở sẵn rồi nên sẽ lấy hơi luôn bằng miệng và hãy nhớ không được ngắt giữa từ ghép, từ láy vì sẽ làm ý nghĩa câu hát trở nên khó hiểu, đôi khi còn sai lệch.
Cách khắc phục khi hát bị hết hơi
Cách khắc phục khi hát bị hết hơi
Trước khi luyện hát, bạn hãy hát nhẩm xem ở câu nào, từ nào thì mình cảm thấy bị bắt đầu đuối hơi thì ghi lại và đánh dấu lấy hơi ở trước đó một chút. Tốt nhất là lấy hơi sau khi kết thúc 1 câu trọn vẹn, hoặc 1 vế trong câu, hoặc kết thúc 1 từ có nghĩa chứ không được ngắt giữa từ ghép, ví dụ trong câu hát:
“Một ngày về xuôi chân ghé Thăng Long buồn” trong bài “Có phải em mùa thu Hà Nội” thì ta có thể hát:

Một ngày về xuôi (lấy hơi) chân ghé Thăng Long buồn
Chứ không được ngắt giữa 1 từ để lấy hơi như sau:
Một ngày về xuôi chân ghé (lấy hơi) Thăng Long buồn
Nghe câu hát sẽ trở nên rất buồn cười đúng không nào.

Còn nếu câu hát ở cao độ vừa phải mà chưa hết câu mình đã hết hơi, thì có thể do kỹ thuật giữ hơi chưa tốt. Mỗi phần luyện hơi, luyện thanh nên được luyện tập nhiều lần và lặp đi lặp lại đều mỗi ngày. 
Trên đây là một số chia sẻ của Vietvocal về vấn đề hơi trong khi hát. Hy vọng bạn đã phần nào nắm được và vận dụng từ từ vào thói quen hát của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về khóa học nhạc online của Vietvocal về hơi thở: Làm chủ hơi thở thanh nhạc cùng Mỹ Linh.
Đánh giá bài viết!
[Tổng: 3 Trung bình: 5]
Banner khóa học
Bài trước12 Cách chữa lành giọng hát của bạn!
Bài tiếp theoHọc cách kiểm soát hơi thở của bạn khi hát sao cho đúng