Tại sao giọng nói lại khác hoàn toàn khi thu âm?

0
1928

Đã bao giờ bạn có thắc mắc tại sao giọng nói lại khác hoàn toàn khi thu âm hay chưa? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết hôm nay của VietVocal nhé!

Bạn đã quá quen thuộc với chính giọng nói của bản thân nhưng khi nghe lại bản ghi âm giọng nói của mình thì phát hiện giọng nói cứ như thể bị biến đổi trở thành giọng của người khác. Thông qua bài viết này, VietVocal sẽ giúp bạn làm rõ được hiện tượng trên, giúp bạn tự tin hơn khi sử dụng micro hoặc thu âm.

1. Giọng nói đến từ đâu?

Thực tế, giọng nói tới từ bộ phận thanh quản trong đường hô hấp. Thanh quản sẽ có dây thanh, thực chất đó là những mô hình nếp gấp. Dây thanh quản sẽ bị rung động và tạo ra âm thanh ngay sau cổ họng khi có luồng khí đi qua. Đồng thời, dây thanh sẽ đóng mở, biến đổi dày hoặc mỏng cùng cấu hình đường ra của âm thanh gồm vòm họng, nơi đặt lưỡi, cử động môi,… tạo ra những âm thanh khác nhau.

2. Bản thân tự nghe mình nói như thế nào?

Điểm mấu chốt nằm ở đây. Khi đã tạo ra được âm thanh, khởi điểm của nó ở phía sau vòm họng và chúng ta sẽ nghe thấy nó như thế nào?

tai-sao-giong-noi-khac-hoan-lai-khac-hoan-toan-khi-thu-am-1
Bản thân tự nghe mình nói như thế nào?

Chúng ta thường nghĩ là âm thanh sẽ đi ra từ mũi và miệng. Sau đó nó tới tai của mình. Không đơn thuần chỉ là vậy. Sóng âm còn được dẫn qua cả các xương và mô ở trong hộp sọ. Kết quả là bạn có thể nghe thấy một điều rất kỳ lạ tại đây: Âm thanh có thể phát ra ngay từ chính tai của chúng ta.

Một tác giả khoa học tên là Rachel Feltman đã giải thích ở trên tờ The Washington Post như sau: “Khi bạn kích hoạt dây thanh âm, nó cũng gây rung ở xương sọ và âm thanh đó, điều này có thể cảm nhận được”.  

“Những âm thanh truyền qua mô và xương bị giảm tần số. Về cơ bản, giọng nói của chúng ta như có thêm các âm trầm”. Kết quả là chúng ta tự nghe được tiếng nói ở trong đầu có phần êm ái và dễ chịu hơn.

3. Tại sao khi nói qua micro hay thu âm thì giọng nói lại khác?

Thực chất, khi nghe giọng đã ghi âm lại, sóng âm từ loa phát sẽ di chuyển ở trong không khí sau đó mới đến tai của bạn. Micro trong thu âm không thể thu được các âm thanh được truyền qua xương và các mô bên trong sọ. Chính vì thế, micro chỉ giúp chuyển các âm thanh phát ra từ miệng trở thành tín hiệu điện, tái tạo và khuếch đại sau nó đó mới được phát ra loa. 

Những âm trầm không thể nghe thấy được sẽ làm bạn cảm thấy giọng nói của chính mình thanh hơn và thậm chí là giống như giọng của một người khác.

tai-sao-giong-noi-khac-hoan-lai-khac-hoan-toan-khi-thu-am-2
Tại sao khi nói qua micro hay thu âm thì giọng nói lại khác?

Hiện nay, các thiết bị thu âm còn có thể giúp bạn can thiệp vào biến đổi giọng nói. Ví dụ như biến giọng của bạn êm dịu, thêm trầm hơn với hiệu ứng lặp, hiệu ứng vang nhẹ,… Nếu muốn biết người khác khi nghe giọng của bạn như thế nào thì hãy sử dụng điện thoại để tự ghi âm giọng nói rồi phát lại. Có thể là bạn sẽ cảm thấy bất ngờ và không tự tin về chính giọng nói của mình như trước. 

4. Cách giải quyết vấn đề giọng nói khác hoàn toàn?

Nếu bạn cảm thấy không hài lòng về giọng nói của mình qua ghi âm vậy thì bạn có thể học cách làm quen và thích nghi với giọng thực. Bạn hãy nghe giọng của mình thường xuyên để bớt đi cảm giác lạ lẫm và tự tin hơn khi nói trước đám đông qua micro. 

Ngoài ra, bạn có thể luyện tập vừa nói vừa nghe bằng một tai nghe kèm theo micro để ghi đè giọng nói thực lên bên trên giọng phản chiếu. 

5. Một số phương pháp luyện giọng nói hay và truyền cảm?

Nếu không sở hữu chất giọng trời sinh thì bạn vẫn có thể cải thiện được giọng hay hơn bằng cách áp dụng những cách sau đây.

Luyện tập hơi thở

Giọng nói tốt trước tiên cần phải có cột hơi tốt. Khi luyện tập lấy hơi, tư thế chuẩn chính là: 

  • Hai tay rộng bằng vai, cả hai tay và hai vai thả lỏng;
  • Đầu và lưng thẳng, không nghiêng ngả;
  • Ngực mở rộng về phía trước;
  • Mông hơi co lại.

Hãy thử tập với bài tập thở đứng thổi hơi do ca sĩ Mỹ Linh hướng dẫn trong khóa học “Làm chủ hơi thở thanh nhạc cùng Mỹ Linh” như sau:

– Đứng quay lưng vào với tường sao cho khoảng cách từ gót chân đến tường khoảng 20cm, hai chân dang rộng bằng vai, đầu thẳng.

– Dựa vai, lưng, mông sát vào tường (Để kiểm tra xem mình đã đứng đúng tư thế chưa, hãy sử dụng tay luồn ra sau thắt lưng và đo sao cho lưng cách tường bằng đúng với độ dày của bàn tay, đầu gối thì hơi trùng).

– Bạn bắt đầu việc lấy hơi bằng cách ngáp (Bụng và ngực sẽ phình lên vào lúc này).

tai-sao-giong-noi-khac-hoan-lai-khac-hoan-toan-khi-thu-am-3
Bài tập thở đứng thổi hơi

– Tiếp theo bạn bắt đầu thổi hơi ra “xìiiii…”(xì hơi qua kẽ răng). Hãy dùng tai để kiểm tra âm thanh của tiếng xì nghe đều và không bị ngắt quãng (Dùng đầu lưỡi của mình đặt vào hai răng cửa và sử dụng đầu lưỡi để đo lượng không khí đi ra ngoài phải đều).

– Cùng với khi tiếng xì phát ra, bụng bạn sẽ từ từ xẹp xuống. 

Luyện tập bài tập này trong khoảng 5 phút, sau mỗi lần hít vào thì khi thở ra bạn nhớ giữ tiếng xì trong khoảng 8 – 16 giây nhé.

Tham khảo thêm: 7 bài tập luyện hơi dễ dàng và hiệu quả

Chú ý phát âm to và rõ ràng

Mỗi ngày hãy đọc vài trang sách sau đó phân tích, đọc lại từng câu, từng chữ và rèn luyện cho đến khi nói chuyện có thể phát âm được tròn vành, rõ chữ. Nếu nói chuyện cùng với mọi người mà phát âm của bạn chưa tròn chữ thì hãy tiếp tục luyện tập. Bạn có thể bật máy để ghi âm lại giọng, nghe lại rồi đưa ra lưu ý và chỉnh những chỗ chưa ổn.

Điều chỉnh âm lượng, tốc độ nói

Nếu nói quá nhanh thì người nghe sẽ không kịp để tiếp nhận lượng thông tin và bạn cũng rất dễ nói sai, không kịp để xử lý thông tin. Trái lại, tốc độ nói quá chậm sẽ khiến người nghe cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi. Vậy nên bạn có thể luyện tập điều tiết hơi thở để giúp điều chỉnh tốc độ và âm lượng to nhỏ nhịp nhàng hơn, trung bình khoảng 110-140 từ/phút.

tai-sao-giong-noi-khac-hoan-lai-khac-hoan-toan-khi-thu-am-4
Điều chỉnh âm lượng, tốc độ nói

Chú ý đến nhịp điệu và tiết tấu

Giọng nói cuốn hút sẽ có sự hài hòa ở trong tiết tấu, âm lượng, nhịp điệu, sự truyền cảm. Bạn có thể chọn những đoạn văn ngắn giàu cảm xúc hoặc các đoạn mô tả để tập biểu đạt câu với các sắc thái khác nhau. Khi luyện tập, bạn cũng có thể kết hợp cùng các thể loại nhạc nhẹ như nhạc giao hưởng, nhạc hòa tấu du dương,…

Trên đây là toàn bộ nội dung về bài viết giải đáp thắc mắc Tại sao giọng nói lại khác hoàn toàn khi thu âm? do VietVocal tìm hiểu và tổng hợp. Giọng nói hay giọng hát đều sẽ có những thú vị bên trong, nếu bạn có ý định điều chỉnh giọng của mình thì có thể làm quen với các kỹ thuật thanh nhạc giúp nói và hát tốt hơn. Với giáo trình được biên soạn phù hợp với những người mới bắt đầu do ca sĩ Mỹ Linh trực tiếp biên soạn, những khóa học thanh nhạc tại VietVocal mong rằng có thể giúp được các học viên cải thiện giọng nói, giọng hát. Đăng ký khóa học thanh nhạc của VietVocal TẠI ĐÂY hoặc liên hệ theo số hotline 0975.601.447 để được tư vấn cụ thể bạn nhé.

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 1 Trung bình: 5]
Banner khóa học
Bài trước7 Cách thư giãn cổ họng khi hát hiệu quả nhất
Bài tiếp theo8 Kênh Youtube tự học thanh nhạc hiệu quả bạn nên biết