Nhịp là gì? Nhận biết các nhịp trong âm nhạc

0
9312

Trong âm nhạc, nhịp đóng vai trò rất quan trọng. Đây là kiến thức cơ bản cho người mới bắt đầu làm quen với thanh nhạc nói chung. 

Nhịp là một trong những yếu tố quan trọng trong nhạc lý. Việc bạn nắm chắc được nhịp sẽ quyết định cách bạn sẽ hát hay chơi bản nhạc đó như thế nào. Ở vị trí đầu bất kỳ bản nhạc nào, bạn sẽ nhìn thấy 1 cặp số được viết như 1 phân số, đó là chỉ số nhịp, cho biết nhịp điệu của bài hát đó. Hãy chú ý và cùng VietVocal tìm hiểu về nhịp và phách nhé.

Nhịp là gì? 

Nhịp là khoảng thời gian chia đều của một bản nhạc. Nhịp nằm giữa 2 vạch nhịp. 

Nhịp là gì? 
Nhịp là gì? 

Nhịp cơ bản là khoảng thời gian để bạn chơi một hợp âm đơn nào đó. Nhưng nếu học nâng cao lên một chút thì sẽ có lúc bạn gặp trường hợp có 2 đến 4 hợp âm trong một nhịp. Vì vậy, cảm được nhịp và nắm bắt được hợp âm sẽ giúp bạn điều hướng và chuyển giữa các hợp âm chính xác hơn khi đánh guitar.

Hình thức và chức năng của vạch nhịp

Về hình thức, ô nhịp được phân định bởi các đoạn thẳng đứng vạch trong khuông nhạc, và những vạch đó được gọi là vạch nhịp hoặc gạch nhịp (barline). Có hai loại vạch nhịp:

Vạch nhịp đơn: Là vạch nhịp gồm một đoạn thẳng, có chức năng phân giới từng ô nhịp trong tác phẩm.

Vạch nhịp kép: Hay còn được gọi là vạch nhịp đôi, là nhịp gồm hai đoạn thẳng. Vạch nhịp kép gồm 2 loại: 

  • Vạch nhịp kép có hai nét như nhau. Kiểu này có chức năng kết đoạn hoặc kết lại một phần để sang đoạn mới hoặc phần mới, thay đổi loại nhịp, thay đổi khóa nhạc, ngăn cách các chồng âm hoặc hợp âm.
  • Vạch nhịp kép có một nét nhạt, một nét đậm. Kiểu này  có chức năng kết thúc tác phẩm, có thể đi kèm dấu nhắc lại (repeat sign) hoặc dấu hồi (dấu Segno).

Số chỉ nhịp

Số chỉ nhịp là số được hiển thị ở đầu của mỗi bài hát và sau khóa nhạc. Nó được kí hiệu như một phân số. Đó là số chỉ nhịp của mỗi bài. Nhịp 2/4, 3/4, 4/4,…là số chỉ nhịp.

Số phía trên sẽ biểu thị cho số phách của mỗi ô nhịp, và một nhịp được chia thành mấy phần. Số bên dưới là chỉ giá trị” mỗi phách bằng bao nhiêu phần của một nốt tròn. Tương ứng với 2 là 1/2 nốt tròn (hay một nốt trắng), 4 là 1/4 nốt tròn (hay 1 nốt đen), 8 là 1/8 nốt tròn (hay 1 nốt móc đơn),…

Số chỉ nhịp
Số chỉ nhịp

Mỗi bản nhạc thường chỉ được sử dụng 1 số chỉ nhịp. Tuy nhiên cũng có 1 số trường hợp ngoại lệ (thường trong các bản nhạc cổ điển) để thay đổi kết cấu của các phần trong bài nhạc, tác giả sử dụng 2 đến 3 chỉ số nhịp nhằm tăng sự phấn khích cũng như thay đổi tâm trạng người nghe trong suốt bản nhạc. Điều này nhằm tạo ra những điểm nhấn thú vị và tinh tế cho tác phẩm.

Phách là gì?

Phách là một nhịp được chia đều trong các quãng thời gian. Trong mỗi ô nhịp sẽ có phách mạnh và phách nhẹ, và dựa vào đó để phân biết các loại nhịp khác nhau như nhịp 2/4, nhịp 4/4, nhịp 3/4,…Qua phách của một bài nhạc, chúng ta sẽ định hình rõ ràng về phong cách cũng như nhịp điệu của bài hát một cách chính xác. 

Các nhịp được sử dụng trong âm nhạc

Trong âm nhạc nhịp có 3 loại: nhịp đơn – nhịp kép và nhịp hỗn hợp. Trước khi tìm hiểu chi tiết từng vấn đề bạn nên đọc lại những kiến thức về dấu hóa là gì, dấu lặng là gì, dấu luyến là gì, dấu nối là gì, âm giai là gì….các kiến thức trước chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhạc lý cơ bản đấy.

​Nhịp đơn là gì? Một số ví dụ về nhịp đơn

Nhịp đơn là nhịp có một trọng âm trong mỗi ô nhịp, hay còn được gọi là phách mạnh. Có thể kể đến như:

  • Nhịp 2/2: Là nhịp có 2 nhịp trong một ô nhịp, mỗi phách bằng 1 nốt đen.
  • Nhịp 2/4: Số 2 biểu thị cho số phách có trong ô nhịp là 2 (1 phách mạnh, 1 phách nhẹ); Số 4 biểu thị cho độ dài của mỗi phách bằng một nốt đen (nốt tròn chia cho 4).
  • Nhịp 3/4: Số 3 biểu thị cho số phách có trong ô nhịp là 3 (1 phách mạnh, 2 phách nhẹ); Số 4 biểu thị cho độ dài của mỗi phách bằng một nốt đen (nốt tròn chia cho 4).
  • Nhịp 3/8: Là nhịp đơn có ba phách, mỗi phách có giá trị trường độ bằng một nốt móc đơn (một phần tám nốt tròn). Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai và thứ ba là phách nhẹ.

​​​Nhịp kép là gì? Một số ví dụ về nhịp kép

 Là loại nhịp có từ 2 phách mạnh trở lên và được tạo ra do 2 hay nhiều nhịp đơn. Một số ví dụ về nhịp kép như:

Nhịp 4/4

Là loại nhịp kép 4 phách: 

  • Phách đầu(mạnh);
  • Phách hai nhẹ;
  • Phách 3 mạnh vừa;
  • Phách 4 nhẹ;
  • Trường độ mỗi phách tương đương một nốt đen.

Là nhịp thường được sử dụng trong các bài hát trang nghiêm: quốc ca, lãnh tụ ca.

Nhịp 6/8

Nhịp 6/8 gần như là 2 nhịp 3/8 cộng lại, Là nhịp kép gồm 6 phách:

  • Phách 1 mạnh;
  • Phách 2 và 3 nhẹ;
  • Phách 4 mạnh vừa;
  • Phách 5  & 6 nhẹ;
  • Mỗi phách tương đương một móc đơn.

Nhịp 6/8 được sử dụng trong các bài nhịp nhàng uyển chuyển, giai điệu trữ tình hoặc điệu Rumba,…. 

Nhịp hỗn hợp là gì? Một số ví dụ về nhịp hỗn hợp

Một nhịp hỗn hợp (odd meter) là nhịp chứa cả phách đơn (simple beat) và phách kép (compound beat). Một số nhịp hỗn hợp thường gặp gồm:

  •  Nhịp 5/8: Là nhịp chứa một phách đơn và một phách kép.
  • Nhịp 7/8:  Là nhịp có hai phách đơn và một phách kép.
  • Nhịp 8/8: Là nhịp chứa hai phách kép và một phách đơn.
  • Nhịp 10/8: Là nhịp chứa hai phách kép và hai phách đơn.
  • Nhịp 11/8: Là nhịp chứa ba phách kép và một phách đơn.

Nhịp lấy đà là gì?

Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau giữa ô nhịp lấy đà và ô nhịp bình thường là ô nhịp cuối cùng của tác phẩm đó cũng sẽ có số phách không đầy đủ, nhưng nếu cộng ô nhịp đầu tiên với ô nhịp cuối cùng thì đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp và bằng một ô nhịp bình thường trong tác phẩm.

Nhịp lấy đà là gì?
Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp

Có nhiều kiểu nhịp lấy đà như: Lấy đà nửa phách, lấy đà 1 phách, lấy đà 1 phách rưỡi.

Đặc điểm của ô nhịp lấy đà 

Bạn có thể phân biệt nhịp lấy đà với các nhịp khác dựa vào các đặc điểm sau đây:

– Sẽ không đủ phách khi kết thúc nếu trong một bản nhạc mà có ô nhịp lấy đà. Tổng số phách của nhịp lấy đà và ô nhịp cuối sẽ là phách đủ theo số chỉ nhịp.

– Hình thức của ô nhịp sẽ đủ phách nếu bạn thêm dấu lặng vào ô nhịp lấy đà. Tuy vậy bản chất của nó vẫn là ô nhịp lấy đà.

–  Nhịp lấy đà là nhịp duy nhất có thể thiếu trường độ. Tuy nhiên vẫn có nhiều bài hát chứa nhịp lấy đà nhưng kết thúc vẫn đủ trường độ.

Chi tiết xem tại bài viết Nhịp lấy đà là gì? Ví dụ về nhịp lấy đà

Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu điều cơ bản giúp bạn hiểu hơn về nhịp và phách trong âm nhạc. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hay đơn giản chỉ là muốn góp thêm ý kiến về kiến thức thanh nhạc, đừng ngần ngại hãy để lại bình luận bên dưới, VietVocal sẽ hỗ trợ cho bạn nhé. Rất mong nhận phản hồi từ bạn.

Bạn có thể tham khảo khóa hai khóa học thanh nhạc cơ bản dành cho người mới bắt đầu tại VietVocal là 21 ngày luyện hát cùng Mỹ LinhLàm chủ hơi thở cùng Mỹ Linh. Hãy đăng ký tham gia học thanh nhạc tại VietVocal để cảm nhận sự cải thiện trong giọng hát của mình nhé!

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 8 Trung bình: 4.5]
Banner khóa học
Bài trướcIndie – Dòng nhạc của sự tự do, độc lập
Bài tiếp theoResonance (Cộng hưởng) trong ca hát là gì?