Những quan điểm sai lầm về việc luyện tập kỹ thuật thanh nhạc

0
929

Trong bài viết này, VietVocal sẽ nêu ra những quan điểm sai lầm về kỹ thuật thanh nhạc mà một bộ phận người nghe nhạc hiểu sai.

Kỹ thuật thanh nhạc hướng đến một giọng hát hay và nội lực. Thế nhưng, nhiều bạn vẫn chưa hiểu được hết ý nghĩa cũng như vai trò của nó dẫn đến những quan điểm sai lầm về kỹ thuật thanh nhạc. Hãy cùng VietVocal theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về chủ đề này nhé!

Kỹ thuật hát tốt nhưng mất sự tự nhiên 

Tuy có kỹ thuật hát tốt nhưng lại không được tự nhiên là một trong số những quan niệm phổ biến hiện nay. Công chúng thường có xu hướng quan tâm đến việc hát hay mà không cần chú trọng đến kỹ thuật hát. Họ thích nghe những chất liệu giọng mộc mạc, đơn sơ và cho rằng như thế mới là hát. Thế nhưng suy nghĩ, quan niệm này là rất sai lầm.

kỹ thuật hát tốt nhưng mất sự tự nhiên
Kỹ thuật hát tốt nhưng lại mất đi sự tự nhiên

Một người hát tốt không chỉ có chất giọng mà còn thiên về cả kỹ thuật thanh nhạc. Khi muốn có một giọng hát tốt, bạn cần phải luyện tập thanh nhạc sao cho đảm bảo đúng kỹ thuật, có khả năng xử lý các nốt được hoàn chỉnh mà vẫn giữ được chất giọng riêng cũng như cảm xúc ở trong từng giai điệu. Chính vì thế, luyện tập thanh nhạc rất quan trọng, việc này vừa giúp trau chuốt kỹ thuật hát cũng như vừa có thể cải thiện được những thiếu sót, hạn chế trong giọng hát của bạn.

Hát đúng kỹ thuật thanh nhạc không phải là điều gì quá nâng cao mà chỉ đơn giản là những điều căn bản của người hát cần biết. Kỹ thuật hát chính xác sẽ góp phần giúp cải thiện giọng hát trở nên hay và đúng. Chỉ có trường hợp khi bạn quá tập chung vào kỹ thuật hát thì sẽ tạo nên sự gượng gạo, mất tự nhiên. Chính điều này mới là nguyên nhân dẫn đến phần trình diễn bị khô cứng và làm hỏng mạch cảm xúc có trong giai điệu của bài hát. 

Dòng nhạc hay Thể loại nhạc này cần gì kỹ thuật?

Đây cũng là hai quan điểm phổ biến thường gặp trong những cuộc tranh luận, đặc biệt là về các ca sĩ thần tượng. Không ít người cho rằng những ca sĩ theo đuổi dòng nhạc trữ tình, nhạc nhẹ, dân ca, nhạc trẻ thì không cần có kỹ thuật và xem đó là tấm bình phong mỗi khi thần tượng của họ hát sai nốt, lạc nhịp. Một số khác lại lại cho rằng khi thần tượng bị người khác đánh giá là thiếu kỹ thuật, là bởi vì họ thừa kỹ thuật và không muốn đem ra sử dụng mà thôi. 

Khi ca sĩ cất tiếng hát là chúng ta đã có thể biết được kỹ thuật của cá nhân đó. Hát là điều khiển, kiểm soát hơi thở, và điều này chính là kỹ thuật. Mở khẩu hình, mở thanh quản, lấy hơi, nhả chữ, giữ giọng, ngân rung,… đều là những phạm trù cơ bản nhất trong ca hát. Người nghệ sĩ khi hát bất cứ dòng nhạc, thể loại nhạc nào cũng cần phải có kỹ thuật và kiến thức âm nhạc nhất định.

Có ngoại hình, cảm xúc là đủ nên không cần luyện kỹ thuật thanh nhạc

Hiện nay, phần đông khán giả không thực sự quan tâm nhiều đến kỹ thuật giọng hát. Thay vì quan tâm và cảm nhận tới giọng hát, nhiều khán giả lại chú ý đến phong cách trình diễn, ngoại hình, chất giọng “lạ”,… Vậy nên, nhiều người cho rằng những yếu tố trên sẽ dễ dàng chạm được vào cảm xúc của người nghe. 

Thế nhưng, đối với những người nghe nhiều thể loại âm nhạc trên thế giới, họ đã tiếp xúc với nhiều dòng nhạc, chất giọng, cũng như những xu hướng âm nhạc khác nhau. Do đó, họ thường sẽ lựa chọn những dòng âm nhạc có chiều sâu và phù hợp với cá tính của bản thân.

nhung-quan-diem-sai-lam-ve-ky-thuat-thanh-nhac-3
Một giọng hát tốt là sự kết hợp giữa cảm xúc và kỹ thuật thanh nhạc

Chỉ hát có cảm xúc thôi là chưa đủ để có thể truyền tải hết thông điệp trong một bài hát. Muốn tỏa sáng trên sân khấu, bạn cần phải có kỹ thuật hát tốt. Hát đúng kỹ thuật cũng chính là cách để thể hiện sự tôn trọng người nghe. Và tất nhiên, luyện thanh thường xuyên chính là cách để bạn hát đúng kỹ thuật thanh nhạc và có cảm xúc hơn.

Kỹ thuật phá hỏng cảm xúc

Một trong những quan điểm thường thấy, phổ biến và gây tranh cãi nhiều nhất hiện nay chính là “Hát chỉ cần có cảm xúc là đủ, kỹ thuật phá hỏng cảm xúc hay hát kỹ thuật mất hay”. Đây là quan điểm của một bộ phận không nhỏ khán giả có thị hiếu âm nhạc nhạt nhòa và vốn hiểu biết nghèo nàn về âm nhạc, chủ yếu nghe nhạc theo kiểu “ăn liền” hoặc theo trào lưu. 

Sự hình thành thị hiếu âm nhạc của mỗi người sẽ phản ánh chính xác cả quá trình  chọn nhạc, nghe và cảm nhận. Chính vì thế, những khán giả này chỉ chú tâm vào những âm sắc mộc mạc của giọng ca nghiệp dư mà hoàn toàn bỏ qua những yếu tố khác. Điều này dẫn đến khi nghe ca sĩ hát chuẩn thì lại thành ra khó nghe, không cảm xúc đối với họ. 

Cảm xúc là phạm trù định tính và mơ hồ, thường được họ sử dụng để biện hộ cho thị hiếu âm nhạc của mình. Nhưng liệu một ca sĩ mắc phải những lỗi như hát lệch tông, lạc nhịp, vỡ nốt, chênh phô,… sẽ như thế nào?

Bất cứ ca sĩ nào khi gặp phải những lỗi trên đều cần phải điều chỉnh và hoàn thiện nếu mắc phải. Thực ra kỹ thuật thanh nhạc không phải điều gì cao siêu, xa vời mà chính là những điều cơ bản nhất cần có của người hát. Hát có kỹ thuật là hát đúng, và muốn hát hay trước hết bạn phải hát đúng. Chỉ có lạm dụng kỹ thuật mới khiến cho phần trình diễn bị khô cứng và làm mất đi mạch cảm xúc của bài hát.

Kỹ thuật thanh nhạc chính là một “con dao hai lưỡi”

Hiện nay, có nhiều nhận định không chính xác do hiểu sai nội dung kiến thức thanh nhạc. Trong đó, quan điểm kỹ thuật thanh nhạc là một “con dao hai lưỡi” lại được khá nhiều người tin theo, điều này dẫn tới xem nhẹ việc học thuật. Trong khi thực chất điều này lại giúp bảo vệ sức khỏe và nâng tầm giọng hát. 

Kỹ thuật thanh nhạc giúp chúng ta điều khiển cao độ chính xác; hát đúng cách và nắm rõ được cách điều khiển, kiểm soát âm vực; cách kiểm soát hơi thở cũng như cách sử dụng giọng hát điêu luyện, vừa có thể mang đến giọng hát hay mà còn có thể giữ gìn được giọng của mình.

nhung-quan-diem-sai-lam-ve-ky-thuat-thanh-nhac-2
Kỹ thuật thanh nhạc chính là một “con dao hai lưỡi”

Tại Việt Nam và kể cả các nước trên thế giới đã có rất nhiều trường hợp do luyện tập sai kỹ thuật luyện thanh nhạc mà ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất giọng và thậm chí xấu nhất là dẫn đến mất giọng hoặc mắc các bệnh liên quan tới thanh quản. 

Chính vì vậy, hát đúng kỹ thuật thanh nhạc sẽ giúp cho người hát cải thiện được giọng hát của mình. Chỉ do sự vội vàng, chọn lọc thông tin sai lệch mới dẫn tới việc áp dụng kỹ thuật thanh nhạc không đúng gây nên những hậu quả đáng tiếc cho người hát.

Kỹ thuật thanh nhạc muốn học là được, học nhạc chính quy là hát chuyên nghiệp

Nhiều người đánh đồng việc cứ học nhạc với giỏi kỹ thuật, và những người học ở trong nhạc viện đều sẽ giỏi kỹ thuật thanh nhạc. Đây là một quan điểm sai lầm vì chuyên nghiệp không có nghĩa là cần phải đi học nhạc chính quy và đi học chưa chắc đã giỏi kỹ thuật.

Trên thế giới, không hiếm để tìm được những giọng ca lão làng, kỳ cựu của nền âm nhạc nhưng đến một nốt nhạc bẻ đôi không biết như Al Jarreau, George Benson,… Nữ ca sĩ Christina Aguilera từng bị đánh giá là yếu kỹ thuật nhưng lại có những phần biểu diễn giọng hát tuyệt vời mà ngay cả những người học nhạc chính quy cũng chưa chắc đã có thể thành công. Các ca sĩ Bảo Yến, Mỹ Tâm, Thùy Chi,… đều không quá điêu luyện về kỹ thuật thanh nhạc nhưng giọng ca mộc mạc của họ luôn đi sâu vào trái tim người nghe. Thu Minh chính là ví dụ điển hình về một giọng ca bản năng nhưng nhờ sự kiên trì tự học, tập luyện và quá trình học tập tại trường nhạc Berklee nên kỹ thuật lại được nâng lên rõ rệt. 

Tuy không được học nhạc chính quy nhưng những người này có ý thức làm nghề, tinh thần học hỏi, thẩm mỹ về âm nhạc rất cao để đi lên đến đỉnh cao sự nghiệp của một nghệ sĩ chuyên nghiệp thực thụ.

Trái lại, không hẳn những người theo học thanh nhạc hoặc được đào tạo trong môi trường chính quy là vững kỹ thuật. Trong các cuộc thi âm nhạc của Việt Nam hiện nay, có nhiều thí sinh tuy xuất thân từ đào tạo chính quy, được giám khảo nhận xét là “hát có kỹ thuật” nhưng lại mắc nhiều những lỗi kỹ thuật cơ bản. 

Thực tế có nhiều ca sĩ Việt Nam dù đã đi hát rất lâu nhưng khả năng ca hát lại không thực sự có tiến bộ. Ngay cả ở Hàn Quốc, không ít những nhóm nhạc Hàn Quốc được đào tạo thanh nhạc ngay từ cấp tiểu học nhưng khả năng ca hát của họ hiện nay chỉ dừng lại ở mức trung bình, thậm chí yếu. Điều này đồng nghĩa, sự nổi tiếng của các ca sĩ không đồng nghĩa rằng khả năng thanh nhạc bài bản mà hướng đi và định hướng về âm nhạc của họ rất rõ ràng, hợp với thị hiếu, nhất là những ca sĩ giải trí.

Trên đây là nội dung bài viết Những quan điểm sai lầm về kỹ thuật thanh nhạc do VietVocal tổng hợp và giới thiệu tới các bạn. Hy vọng qua bài viết, các bạn sẽ có thêm kiến thức, sự hiểu biết của mình để chọn lọc thông tin chính xác, tránh phải những nhận định sai lầm.  Đừng quên truy cập vào blog.vietvocal.com thường xuyên để không bỏ lỡ bài viết mới nhất nhé!

Đăng ký tham gia học các thanh nhạc tại VietVocal ngay hôm nay để luyện tập và cảm nhận được sự cải thiện ở trong giọng hát của mình TẠI ĐÂY!

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 4 Trung bình: 5]
Banner khóa học
Bài trướcNhạc kịch là gì? Sự kết hợp hoàn hảo giữa âm nhạc và diễn xuất
Bài tiếp theoFeat là gì? Tầm quan trọng của “Feat” trong âm nhạc