Kỹ thuật hát bè trong thanh nhạc

0
5680

Hát bè có thể được xem là một trong những kỹ thuật hát khó. Nó đòi hỏi người hát cần có tai nhạc tương đối vững, hiểu biết về điệu thức, giọng, hòa âm,…

Một trong những kỹ thuật hát cần có trong mỗi ca khúc là kỹ thuật hát bè. Vậy bạn đã biết kỹ thuật hát bè là gì chưa? Cùng VietVocal tìm hiểu nhé.

1. Hát bè là gì?

Hát bè là kỹ thuật hát cần có hai giọng trở lên trong một ca khúc (ví dụ như song ca, tốp ca, đồng ca hay một dàn hợp xướng).

Khi hát cần đảm bảo rằng các giọng ca không bị lấn át nhau mà phải kết hợp hài hòa theo quy tắc phối bè đã được quy định bao gồm 1 bè chính và 1 bè phụ hoặc 1 bè chính và nhiều bè phụ.

Hát bè là gì?
Hát bè là gì?

Hát bè sẽ có 2 kiểu gồm: 

  • Bè hòa âm: bao gồm 2 hoặc nhiều người hát cùng lúc, bao gồm có giọng trầm và giọng bổng.
  • Bè phức điệu: hay còn gọi là “Hát bè đuổi” và các giọng hát sẽ hát không cùng một lúc, gồm người đảm nhận hát trước và người đảm nhận hát sau.

Phân loại giọng trong Hát bè

Phân loại giọng trong hát bè gồm: 

  • Giọng nam trầm (Bass)
  • Giọng nam trung (Baritone)
  • Giọng nam cao (Tenor)
  • Giọng nữ trầm (Contralto)
  • Giọng nữ trung (Mezzo-soprano)
  • Giọng nữ cao (Soprano)
Phân loại giọng trọng Hát bè
Phân loại giọng trọng Hát bè

Dựa trên cơ sở phân loại giọng này, người phối bè có thể tạo ra thêm hình thức 3 bè, 4 bè. Trong đó bao gồm xây dựng mô hình hợp xướng được chia thành:

  • Hợp xướng giọng nữ
  • Hợp xướng giọng nam
  • Hợp xướng giọng nam và nữ
  • Hợp xướng thiếu nhi

Quy tắc phối bè khi hát bè

 Có 3 quy tắc phối bè thường gặp khi hát: gồm bè quãng tám, bè quãng năm và bè quãng ba.

Bè quãng tám

Đây là kỹ thuật hát bè đơn giản nhất, người hát bè sẽ hát theo giai điệu của bài hát nhưng với cao độ cách với người hát chính một quãng tám.

Quy tắc phối bè
Quy tắc phối bè

Đặc biệt, trong phần song ca có cả giọng nam và nữ thì kỹ thuật hát bè này khá nhiều vì bản chất cấu tạo của giọng nam và nữ đã có cao độ cách nhau một quãng tám, nên việc hát bè sẽ dễ dàng hơn.

Bè quãng ba

Kỹ thuật hát bè này là kỹ thuật khó hơn, đòi hỏi người hát có quá trình luyện tập với cao độ nâng cao hơn. Khi bè ở quãng ba, người hát bè phụ sẽ hát cùng lúc theo giai điệu của bài hát với bè chính bằng cao độ cách nhau một quãng tám.

Bè quãng năm

Tương tự với hai cách bè trên, khi bè quãng năm người đảm nhận phần bè phụ sẽ hát giai điệu có trong bài hát cùng lúc với bè chính đảm bao cao độ cách nhau một quãng năm

Kỹ thuật này đòi hỏi người bè có mức độ chuyên môn cao vì nó mang tính sáng tạo nhiều hơn, người bè có thể bè tùy ý theo một giai điệu khác. Vì vậy, họ cần có khả năng xác định quãng, lắng nghe hợp âm phải thật tốt.

Một số lưu ý khi hát bè

Có một số trường hợp không thể luôn giữ theo bè cao hoặc thấp hơn quãng ba hay quãng ba vì quy tắc phối bè phải tuân theo hợp âm.

Một số lưu ý khi hát bè
Một số lưu ý khi hát bè

Trong một số ca khúc Việt Nam việc sử dụng dấu thanh (dấu sắc, dấu huyền,…) ảnh hưởng rất nhiều đến ý nghĩa câu từ sử dụng trong bài hát, vì thế cao độ của các quãng hát bè khi thay đổi chúng ta cần cân nhắc phối bè tại những đoạn hợp lý tránh trường hợp cưỡng âm trong ca từ.

Thêm vào đó bạn cũng cần lưu ý một số điều sau: 

  • Tìm và viết ra note nhạc chính của bài hát mình cần hát bè đó sẽ được gọi là bè chính.
  • Phần bè phụ chúng ta sẽ xác định dựa trên quy tắc về quãng nêu ở trên để viết lại note bè phụ vào những đoạn mà mình cần bè trong bài hát.
  • Luyện tập hát bè bằng cách sử dụng nhạc cụ như piano, organ, guitar,… đàn mẫu giai điệu bè phụ mà mình đã viết ra để đạt được độ chính xác cao nhất hãy lặp đi lặp lại bằng giọng hát.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo khóa học 21 ngày luyện hát cùng Mỹ Linh tại đây để luyện tập kỹ thuật hát bè chính xác nhất nhé. 

Vừa rồi là một số kiến thức cơ bản về hát bè, nếu bạn thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại một đánh giá, like và share nhé. Nếu có câu hỏi nào hay đơn giản là muốn góp thêm ý kiến về bài viết, hãy để lại bình luận phía dưới nhé. Rất mong nhận phản hồi từ bạn.

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 2 Trung bình: 5]
Banner khóa học
Bài trướcNên ăn gì, uống gì để duy trì giọng hát hay mỗi ngày?
Bài tiếp theoNhạc đồng quê (Country Music) là gì?