Tìm hiểu về các kiểu khẩu hình khi hát (Vocal Embouchure)

0
1618

Khi hát, ngoài việc cần phải có kỹ năng về giọng hát và kiến thức về âm nhạc, thì còn rất nhiều những kỹ năng khác cần phải học và nắm vững để trở thành một ca sĩ tài năng và chuyên nghiệp. Trong đó, việc nắm vững các khẩu hình khi hát là một trong những điều quan trọng nhất để giúp cho giọng hát của bạn trở nên mượt mà, thuyết phục người nghe hơn.

Khẩu hình trong thanh nhạc

Chất lượng âm thanh mỗi người khi phát ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nhất là hoạt động của miệng hay còn được gọi là khẩu hình miệng. Bao gồm hàm dưới, môi, hàm ếch, lưỡi tạo ra hình dáng của miệng khi bạn phát ra âm thanh.

Khẩu hình đóng vai trò quan trọng về chất lượng âm thanh

Như đã biết, khi chúng ta hát thì sự khác nhau về kiểu khẩu hình sẽ gây ra sự thay đổi về “hình dạng” của âm thanh cũng như là việc hát note cao dễ dàng hơn hay gây khó khăn hơn. Do đó, kiểu khẩu hình đối với từng loại âm vực hay âm khu (Vocal Register) cũng sẽ khác nhau nhằm tạo ra điều kiện tốt hơn khi hát.

Trong thanh nhạc, khẩu hình được chia ra thành 2 loại gồm: 

– Khẩu hình ngoài: Phần môi

– Khẩu hình trong: Khoang miệng và cổ họng

Bí quyết để mở khẩu hình trong thanh nhạc

Như đã nói ở trên, khi hát, khẩu hình của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến “hình dạng” của âm thanh. Để thuận lợi hơn khi hát, tùy theo từng âm vực mà cách mở khẩu hình cũng khác nhau.

Cách mở khẩu hình ngoài

Mở khẩu hình ngoài thật ra rất đơn giản, các bạn chỉ cần đảm bảo là miệng mở to nhưng vẫn cảm thấy thoải mái, thả lỏng nhé. Hãy thử tập luyện trước gương sẽ dễ dàng hơn nhiều đấy!

Cách mở khẩu hình trong

Trong quá trình luyện thanh, chắc hẳn các bạn đã từng nghe giáo viên, người hướng dẫn của mình bảo là:

  • “Mở miệng to ra!”
  • “Hãy cười lên, âm thanh sẽ sang hơn!”,…

Đó chính là những hình thức của việc mở khẩu hình trong khi hát đấy!

khau-hinh-khi-hat-2
Ngáp chính là cách dễ và hiệu quả nhất để mở khẩu hình trong

Bí quyết để bạn mở khẩu hình trong khi một cách dễ dàng và tốt nhất chính là “Ngáp ngủ”. Việc “Ngáp ngủ” sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc “cộng hưởng âm thanh” với các khu xoang trên đầu. Giúp âm thanh được mềm mại, đẹp hơn mà vẫn mang lại cảm giác thoải mái khi hát.

Các kiểu khẩu hình khi hát thường gặp 

Vocal Embouchure – Một thuật ngữ bắt nguồn từ Pháp chỉ các loại khẩu hình hay được sử dụng trong khi hát. Có 4 kiểu khẩu hình bạn có thể dễ dàng bắt gặp khi hát là:

Khẩu hình Neutrality (Trung bình) 

Đây là kiểu khẩu hình giống như như khi bạn nói chuyện bình thường và nó không cần miệng mở ra quá to. Lúc này, âm thanh được tạo ra nghe mộc mạc và dễ chịu cho người nghe.

Khẩu hình Smile (Mỉm cười)

“Hãy mỉm cười lên một chút, âm thanh phát ra sẽ sáng hơn!”. Câu nói đó đã lý giải đầy đủ cho kiểu khẩu hình này. Điều này có nghĩa bạn không cần phải “gắng gượng” để cười cũng như không phải bạn sẽ cười haha khi hát. Việc mỉm cười này phải thật tự nhiên, điều này sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi hát mà nó còn giúp người nghe cảm thấy thật sự thư giãn khi “nhìn” bạn biểu diễn.

khau-hinh-khi-hat-3
Âm thanh sẽ sáng hơn khi bạn cười khi hát

Việc mỉm cười sẽ giúp bạn có thể cộng hưởng tốt với các xoang mặt, giúp âm thanh sẽ sáng, nội lực và thoát hơn đặc biệt ở cuối quãng trầm tới quãng trung âm vực của các bạn. 

Khẩu hình Pucker

Các bạn thường sẽ bắt gặp kiểu khẩu hình này ở những ca sĩ biểu diễn opera và cổ điển, và nó cần khẩu hình của bạn tròn giống như khi phát âm âm OHH hay OO vậy. Thanh quản của bạn sẽ tự nhiên hạ xuống khi sử dụng kiểu khẩu hình này, do đó âm thanh sẽ nghe tối hơn và khẩu hình sẽ làm cho từ ngữ phát ra được tròn trịa hơn. 

Khẩu hình Snarl (Cau có)

Nghe từ “Cau có”, chúng ta thường sẽ liên tưởng đến hình ảnh một người phải nhăn nhó, quằn quại để hát phải không? Nhưng thực tế, kiểu khẩu hình Snarl có tác dụng không ngờ cho giọng hát đấy. 

Kiểu khẩu hình giúp cho chúng ta sẽ “nâng” âm thanh đến các âm khu (Vocal Register) cao hơn một cách dễ dàng hơn, đặc biệt là Headvoice (giọng óc) hoặc Mix voice (giọng pha) bởi vì nó giúp cho cho chúng ta dễ dàng hơn trong việc tạo cộng hưởng tại các xoang phía trên mặt. 

Tuy nhiên một điều các bạn phải nhớ, chúng ta chỉ “cau có” ở khẩu hình còn thanh quản thì vẫn phải thoải mái nhé.

Khẩu hình Belt Face

Chắc các bạn sẽ thấy quen thuộc từ “Belt” ở các bài viết Belting là gì của VietVocal rồi phải không nào. Bên cạnh việc làn hơi cần phải sẵn sàng cho việc belt các note cao thì khẩu hình cũng đóng một vai trò rất quan trọng.

khau-hinh-khi-hat-4
Khẩu hình Belt Face thường được sử dụng trong Opera hay nhạc cổ điển

Belt Face là kiểu khẩu hình mà chúng ta phải mở to miệng hết cỡ và đôi khi sẽ “lè” lưỡi ra ngoài. Do đó, kiểu khẩu hình Belt Face thường được sử dụng khi cần phải lên các note cao và cực cao giúp âm thanh mạnh mẽ hơn. 

Các khẩu hình khi hát là một phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giọng hát của bạn. Bằng cách nắm vững các khẩu hình này, bạn có thể biến giọng hát của mình trở nên đa dạng hơn, mượt mà hơn và đầy tính nghệ thuật.

Tuy nhiên, việc sử dụng các khẩu hình này cũng cần phải tùy vào từng bài hát và từng phong cách âm nhạc khác nhau. Điều quan trọng nhất là bạn cần phải có sự linh hoạt và tinh tế trong việc sử dụng các khẩu hình này, để tạo ra một giọng hát độc đáo và thật sự phản ánh được cảm xúc và nội tâm của bạn.

Cuối cùng, việc học các khẩu hình khi hát là một quá trình dài, cần sự kiên trì và nỗ lực. Tuy nhiên, khi bạn đã nắm vững được các khẩu hình này, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi hát và trở thành một ca sĩ tài năng và chuyên nghiệp hơn.

Nếu bạn đang tìm một nơi đào tạo thanh nhạc uy tín và chất lượng, hãy tham khảo những khóa học hát cơ bản dành cho người mới bắt đầu TẠI ĐÂY, đăng ký học thử một khóa học để luyện tập và cảm nhận sự cải thiện trong giọng hát của mình nhé!

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 2 Trung bình: 5]
Banner khóa học
Bài trướcBí quyết lựa chọn nhạc cụ phù hợp với tính cách
Bài tiếp theoNhạc Reggae là gì? Tìm hiểu về thể loại nhạc đặc trưng của Jamaica