Bạn nghĩ sao về vấn đề học ngành thanh nhạc thì ra trường bạn sẽ làm gì? Ngoài việc làm ca sĩ, giảng viên có thể làm MC hay không? Cùng VietVocal đi tìm câu trả lời trong bài viết hôm nay nhé.
Nghệ thuật là một nơi chốn, nơi mà chúng ta có thể tìm thấy niềm vui và thư giãn để giúp ta cảm thấy có năng lượng tích cực hơn, có thể nói đến là âm nhạc. Các ca sĩ có thể đưa những tâm trạng và cảm xúc của bài hát qua lời ca và giai điệu lúc bay bổng, lúc lại trầm lắng.
Điều đó không tự nhiên mà là dựa vào việc đã được đào tạo và luyện tập mộ quá trình bài bản khi học thanh nhạc. Bạn có khi nào chỉ nghĩ rằng học ngành thanh nhạc chỉ có thể làm ca sĩ và giảng viên không? Hay học ngành thanh nhạc có thể làm MC, hay nghề nghiệp nào nữa không. Cùng VietVocal cơ hội nghề nghiệp của ngành thanh nhạc này nhé.
Mục lục
1. Ca sĩ
Tất nhiên rồi, hầu hết các sinh viên lựa chọn ngành học này với mục đích chính là muốn trở thành ca sĩ. Nhưng không phải ai cũng có khả năng để trở thành ca sĩ khi học ngành này.
Để làm ca sĩ cần nhiều yếu tố ngoài tài năng, bạn cần biết các quảng bá hình ảnh và tự chủ động rèn luyện thêm các kỹ năng sân khấu hay ca hát của mình nữa. Thêm vào đó, ca sĩ cũng nên có lối sống cởi mở, hòa đồng và năng động để thích nghi với môi trường showbiz.
2. Nhạc sĩ – Ca sĩ
Học ngành thanh nhạc bạn có thể làm nhạc sĩ nếu như khả năng sáng tác của bạn tốt, bạn cũng có thể tự hát những bài mà bản thân bạn sáng tác, nhưng sẽ đòi hỏi bạn cần nhiều thời gian hơn so với khối lượng công việc chỉ là ca sĩ.
3. Nhà sản xuất âm nhạc
Nhà sản xuất âm nhạc là người làm ra album cho nghệ sĩ, là người xây dựng lên một chương trình biểu diễn âm nhạc và là người chịu trách nhiệm sản xuất các MV ca nhạc mà chúng ta vẫn thường được xem và nghe.
Nhà sản xuất âm nhạc đòi hỏi cần có kiến thức nâng cao và uyên thâm về âm nhạc và tối thiểu về nhạc lý. Có thể hiểu đơn giản hơn là ca sĩ họ chỉ cần dùng giọng hát có kỹ thuật để truyền tải đến người nghe, còn nhà sản xuất sẽ là người định hướng bài hát đó theo thể loại nào, và nhào nặn nó với thể loại phù hợp với nhu cầu nghe nhạc của thị trường, và của chính ca sĩ đó.
4. Giảng viên thanh nhạc
Những người học ngành thanh nhạc và đam mê với thanh nhạc nhưng lại không thích sự náo nhiệt của giới Showbiz, nên họ chọn là giảng viên thanh nhạc.
Ở đây, giảng viên thanh nhạc cũng có thể là những ca sĩ kì cựu với nhiều năm kinh nghiệm cống hiến cho nghệ thuật và muốn lui về chia sẻ và đào tạo lớp giới trẻ, hoặc cũng có thể là những ca sĩ không nổi tiếng nữa.
Công việc này đòi hỏi cần có kiến thức chuyên môn sâu và luôn chủ động cập nhật thêm những đổi mới để đưa ra giáo trình phù hợp với từng lớp trẻ.
Đến với nghề này có thể bạn sẽ nhận được nhiều niềm vui hơn khi tiếp xúc với lứa học sinh, sinh viên trẻ tuổi, từ đó cảm thấy có nguồn động lực để phát triển thêm và nâng cao khả năng cũng như trình độ thanh nhạc để truyền tải một cách tốt nhất đến học viên của họ.
5. MC – người Dẫn chương trình
Có khá nhiều người có ý kiến rằng, ngành thanh nhạc không thể làm MC chuyên nghiệp và sẽ thiếu chuyên môn hơn là khi được đào tạo ngành MC riêng, bài bản được.
Điều này là có thể hợp lý, nhưng quan trọng là cơ hội nghề nghiệp đối với ngành thanh nhạc là bạn có thể làm được nghề này. Ví dụ, khi dẫn chương trình bạn có thể áp dụng những kĩ thuật thanh nhạc để giúp cho câu chữ được trôi chảy, truyền cảm hơn bằng cách đưa ngữ điệu nhấn nhá lên xuống để giúp người nghe dễ chịu hơn.
Đó là một số nghề nghiệp bạn có thể làm sau khi học thanh nhạc, quan trọng là bạn cần có đam mê và yêu thích với công việc của mình đã chọn. Cũng có thể nói ngành thanh nhạc không ít lựa chọn nghề nghiệp, nên bạn có thể thử nhé.
Hy vọng bài viết đã phần nào giải đáp thắc mắc về học ngành thanh nhạc ra trường sẽ làm nghề gì? Nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại một like và share nhé. Hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hay đơn giản chỉ muốn góp ý thêm về những thông tin trong bài viết hãy để lại bình luận phía dưới nhé. Rất mong nhận được tin từ bạn.