Âm giai là gì? Âm Giai Trưởng và âm giai thứ Thứ có cấu tạo như thế nào? Cùng VietVocal tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn tập đàn và đang chật vật trong việc tìm phương pháp điền hợp âm. Trong bài viết này VietVocal sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về âm giai, phương pháp xác định âm giai đơn giản và dễ hiểu. Nào hãy cùng Vietvocal bắt đầu ngay sau đây.
Mục lục
Âm giai là gì?
Như chúng ta đã biết, trong âm nhạc quãng 8 được chia đều thành 12 nốt nhạc lần lượt là:
C – C# – D – D# – E – F – F# – G – G# – A – A# – B.
Âm giai hay còn được gọi với các tên gọi khác là Thang âm, Scale hoặc Gam, nó là tập hợp gồm 8 nốt nhạc từ thấp đến cao được lựa chọn từ 12 nốt nhạc trên. Tập hợp 8 nốt này sẽ được lựa chọn tùy vào mục đích người chơi nên sẽ có nhiều quy luật khác nhau.
Âm giai có 2 loại cấu tạo phổ biến hiện nay là Âm giai trưởng và âm giai thứ. Cùng VietVocal tìm hiểu kỹ hơn về 2 loại thang âm này ở phần tiếp theo nhé!
Cấu tạo của âm Giai Trưởng
The Major Scale (Âm giai trưởng) là 1 trong 2 cấu tạo phổ biến của âm giai. Nó được xây dựng dựa trên các quãng nửa cung và một cung.
Nếu theo kết cấu này thì sẽ xây dựng được 1 âm giai trưởng theo 1 nốt nhạc nào đó.
Ở hình trên là ví dụ về một âm giai Đô trưởng (C) và nó có quy tắc hình thành là:
Chủ âm + 1 cung + 1 cung + 1/2 cung + 1 cung + 1 cung + 1 cung + 1/2 cung
Từ ví dụ trên ta có thể thấy:
– Âm giai Đô trưởng (C) nên sẽ bắt đầu bằng chủ âm C. Vậy nếu xếp theo quy tắc từ thấp đến cao, ta sẽ xác định được 8 nốt của âm giai là: C – D – E – F – G – A – B – C.
– Chúng ta sẽ dùng quy tắc 1,4,5 để xác định được bộ hợp âm trong âm giai Đô trưởng (C) này. Quy tắc 1,4,5 nghĩa là hợp âm 1,4,5 sẽ là hợp âm Trưởng. Các hợp âm thứ sẽ là 2,3,6 và còn lại hợp âm thứ 7 là hợp âm dim (hợp âm này ít khi sử dụng).
– Âm giai Đô trưởng (C) có bộ hợp âm của là: C – Dm – Em – F – G – Am – B – C.
Cấu tạo của âm Giai Thứ
Âm giai trưởng và âm giai thứ có một mối quan hệ nhất định với nhau (mỗi âm giai trưởng đều sẽ có một âm giai thứ tương ứng). Vậy nên ta có thể dễ dàng xác định được âm giai thứ bằng cách giảm âm chủ xuống 1 cung rưỡi. Ví dụ:
Một số loại âm giai thứ phổ biến:
– Âm giai thứ tự nhiên (Minor natural scale): Thường được dùng nhiều trong các thể loại nhất.
– Âm giai thứ hòa âm (Harmonic minor scale): Thường dùng trong thể loại nhạc cổ điển và Pop
– Âm giai thứ giai điệu (Melodic minor scale): Thường dùng trong nhạc thể loại nhạc Jazz.
Vậy cấu tạo của âm Giai thứ như thế nào?
Cấu tạo của âm giai thứ chỉ khác âm giai trưởng một chút ở thứ tự các nốt:
Chủ âm + 1 cung + 1/2 cung + 1 cung + 1 cung + 1/2 cung + 1 cung + 1 cung
Từ ví dụ trên ta có thể thấy:
– Âm giai La thứ (Am) nên La sẽ là chủ âm. Vậy nếu xếp theo quy tắc từ thấp đến cao, ta sẽ xác định được 8 nốt trong âm giai là: A – B – C – D – E – F – G – A.
– Hợp âm 1,4 và 5 sẽ là hợp âm Thứ. Các hợp âm Trưởng sẽ là 3,6, 7 và còn lại hợp âm thứ 2 là hợp âm dim (hợp âm này ít khi sử dụng).
– Âm giai La thứ (Am) có bộ hợp âm là : Am – B – C – Dm – Em – F – G – Am.
Những lưu ý khi xác định âm giai
Vừa rồi VietVocal đã chia sẻ cho bạn 2 quy tắc để xác định và hình thành nên âm giai Trưởng và âm giai Thứ một cách đơn giản. Tuy nhiên VietVocal có một số điều bạn cần lưu ý khi xác định âm giai:
- Với 1 cung là 2 ngăn trên cần đàn và 1/2 cung sẽ là 1 ngăn trên cần đàn. Chính vì vậy bạn sẽ có thể tự xác định được một âm giai trưởng ngay trên cần đàn mà không cần phải viết ra giấy.
- Một Âm giai sẽ bắt đầu bằng chủ âm và kết thúc bằng chủ âm. Vậy nên nếu bạn thấy nốt đầu tiên và nốt cuối cùng khác nhau. Điều đó chứng tỏ bạn đã làm sai ở bước nào đó.
- Âm giai tương đương có nghĩa là 2 âm giai dùng chung bộ hợp âm. Như ở 2 ví dụ trên bạn có thể thấy rằng 2 tông C và Am có hợp âm giống nhau hoàn toàn. Thế nên C và Am sẽ là 2 âm giai tương đương: C/Am.
- Cấu tạo Âm giai giống như một gia đình vậy, Âm giai Trưởng chính là chồng, vợ là âm giai thứ và những hợp âm là những đứa con. Ở ví dụ trên, C chính là chồng, vợ là Am và những đứa con là các hợp âm trong 2 âm giai này. Làm như cách này, bạn sẽ biết được hết hợp âm của tất cả các tông, kể cả đó là tông thăng giáng, và biết được âm giai nào tương đương với nhau.
Bài viết tham khảo thêm:
Đăng ký tham gia học các thanh nhạc của VietVocal ngay hôm nay để cảm nhận được sự cải thiện trong giọng hát của mình TẠI ĐÂY!
Qua bài viết trên VietVocal đã giải thích cho bạn về Âm giai là gì và Cấu tạo của âm Giai Trưởng và âm giai Thứ. Nếu thấy bài viết hữu ích, bạn hãy ủng hộ VietVocal bằng cách đánh giá 5 sao hoặc bình luận ngay dưới bài viết. Hẹn gặp lại ở các bài viết sau!