Hướng dẫn tư thế đúng chuẩn khi hát

0
1917

Tư thế đúng khi hát là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng âm thanh khi hát của bạn. Vậy như thế nào là một tư thế đúng chuẩn? Theo dõi bài viết này để tìm câu trả lời nhé!

Là một ca sĩ, cơ thể của bạn được xem như là nhạc cụ. Cũng giống như việc chạm khắc một cây vĩ cầm, bạn có thể thay đổi hình dạng của cơ thể của nó để cải thiện chất lượng âm thanh. Bởi vậy để có một âm thanh đẹp, tất cả những gì bạn phải làm trước tiên chính là học cách có tư thế đẹp.

Tại sao tư thế hát đúng lại quan trọng khi hát?

Đa số những người mới học thanh nhạc thường mắc sai lầm khi nghĩ rằng ca hát sẽ bắt đầu bằng việc kiểm soát dây thanh quản, luyện tập các kỹ thuật thanh nhạc,… 

Tuy nhiên điều đầu tiên bạn cần biết chính là hiểu cách sử dụng toàn bộ cơ thể một cách hiệu quả. Điều này bắt đầu với tư thế hát thích hợp, nâng cao bằng kỹ thuật thở đúng và sau đó được làm rõ hơn bằng cách sử dụng hầu hết các bộ phận cơ thể khác.

lợi ích của tư thế đúng khi hát
Tại sao tư thế hát đúng lại quan trọng khi hát?

Tư thế khi hát rất quan trọng, tư thế hát đúng chúng ta tận dụng được dung tích phổi và giảm căng thẳng lên dây thanh quản. Tư thế đúng chuẩn sẽ cho phép luồng không khí tự do, hít thở sâu hơn, giọng hát mở ra nhiều hơn và giúp bạn có thể hát cao mà không bị căng cứng. 

Yếu tố chính của một tư thế đúng khi hát

Khi xem cơ thể là nhạc cụ của bạn, cách bạn cầm nó sẽ ảnh hưởng đến âm thanh của bạn. Tư thế hát đúng có 2 yếu tố chính:

1) Nó phải đủ linh hoạt để cho phép mở rộng và tạo ra âm thanh tối ưu

2) Nó phải hiệu quả để bạn không tốn thêm bất kỳ nỗ lực nào hoặc tạo ra căng thẳng quá mức.

Chú ý khi sử dụng các bộ phận cơ thể khi hát

Để có một tư thế đúng chuẩn khi hát, bạn sẽ cần chú ý khi sử dụng các bộ phận của cơ thể. Sau đây là một số lưu ý về từng bộ phận VietVocal gửi đến bạn, chúng ta sẽ thảo luận về bàn chân, đầu gối, hông, ngực, vai và đầu.

Bàn chân 

Nếu hai bàn chân quá gần nhau, bạn sẽ thấy mình bị mất thăng bằng và dễ gây ra cảm giác phần trên cơ thể bị căng quá mức. Còn nếu bàn chân của bạn quá rộng, bạn sẽ nhận thấy rằng mình đang sử dụng năng lượng dư thừa để duy trì tư thế rộng không cần thiết đó. 

chú ý bàn chân khi hát
Hãy đứng thẳng và giữ bàn chân của mình rộng bằng vai khi hát

Vậy nên hãy đứng thẳng và giữ bàn chân của mình rộng bằng vai. Bằng cách này bạn sẽ tạo được một nền tảng vững chắc tốt đẹp cho việc ca hát của mình.

Đầu gối

Nếu khóa đầu gối, bạn sẽ một lần nữa thấy mình mất thăng bằng do căng quá mức ở phần trên cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn uốn cong đầu gối quá nhiều, bạn sẽ thấy mình gắng sức quá nhiều ở chân và phần thân dưới. 

Bạn phải giữ đầu gối ở trong một tư thế thoải mái, thả lỏng để có thể di chuyển dễ dàng nếu cần.

Hông

Đây là vị trí liên quan trực tiếp đến vị trí đầu gối. Bạn nên giữ hông ở vị trí hơi hóp. Nếu bạn gập người về phía trước quá mức, bạn sẽ có nguy cơ bị xẹp phần thân và bị cắt đứt nhịp thở. Và chúng ta cũng không muốn phần hông bị đẩy ra sau quá xa, điều này có nguy cơ tạo ra lực căng quá mức, đặc biệt là ở phần lưng dưới.

Ngực 

Ngực của bạn phải được nâng cao khi hát, điều này giúp bạn lấy, giữ hơi bằng cách sử dụng cơ hoành. Hãy tưởng tượng như có một sợi dây kéo chính giữa ngực của bạn lên trần nhà vậy. Tuy nhiên hãy cẩn thận để cơ thể bạn được thư giãn khi lồng ngực tăng lên.

chú ý nâng cao ngực khi hát
Ngực của bạn phải được nâng cao khi hát

Nghe thì khá đơn giản nhưng đối với nhiều người, đây là một trong những tư thế khá khó vì nó yêu cầu phát triển cơ ở tư thế mà một số người không quen sử dụng (Nhiều người có dáng người nghiêng về phía trước). 

Vai

Khi vai cong về phía trước, nó sẽ tác động khiến ngực của bạn bị sụp xuống. Hãy thư giãn, đó là lời khuyên VietVocal dành cho bạn.

Hãy tưởng tượng hai vai của bạn càng xa tai càng tốt. Ở vị trí này, hai cánh tay phải thả lỏng ở hai bên cơ thể. Điều này giúp duy trì tư thế ngực mở, linh hoạt đồng thời ngăn vai nâng lên và tạo ra sức căng.

Đầu

Tư thế đầu thích hợp sẽ không chỉ cho phép bạn duy trì luồng không khí hiệu quả qua cổ họng, mà còn ngăn ngừa căng thẳng cổ quá mức. Vị trí này sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho việc hát.

chú ý tư thế đầu khi hát
Không nên quá cúi đầu hay ngửa cổ khi hát

VietVocal khuyên bạn nên tưởng tượng rằng mình có một sợi dây giữ đầu của bạn ở trên cùng. Điều này cho phép bạn tạo ra một vị trí trung lập cho hàm và cổ họng. Nếu bạn ngửa đầu ra phía sau, bạn không chỉ dừng nguồn cung cấp không khí trong cổ họng mà còn tạo ra một lực căng lớn ở phía trước cổ họng. 

Tương tự như vậy, nếu hàm bị kéo xuống quá xa sẽ tạo ra sức căng ở phía sau cổ và nguồn cung cấp không khí bị ảnh hưởng. 

Khi được thực hiện đúng cách, các yếu tố này kết hợp với nhau để đưa cơ thể bạn thẳng hàng. Tư thế này là tư thế hiệu quả và linh hoạt nhất để hát.

Tư thế đúng chuẩn khi hát

Sau khi đã phân tích các lưu ý khi sử dụng kết hợp các bộ phận cơ thể khi hát, chúng ta sẽ có tư thế hát đứng và ngồi đúng chuẩn như sau:

Tư thế đứng

Để có một tư thế đứng khi hát chính xác, bạn cần chú ý đến những lưu ý sau:

  • Hai tay rộng bằng vai, hai tay, hai vai thả lỏng;
  • Đầu và lưng thẳng, không gù, nghiêng ngả;
  • Ngực mở rộng về phía trước;
  • Mông hơi co lại để xương cụt (đốt xương sống cuối cùng) chỉ xuống dưới.
tư thế đúng chuẩn khi hát
Tư thế đứng và tư thế ngồi đúng khi hát

Tư thế ngồi

Về cơ bản, tư thế ngồi khi hát cũng tương tự như khi đứng ở điểm phải giữ cho vai, lưng và đầu thẳng, ngực mở rộng và thả lỏng. Tuy nhiên, bạn sẽ cần lưu ý thêm một số điều sau:

  • Không nên bắt chéo chân khi ngồi, 
  • Nên dựa lưng vào ghế để không cản trở cơ ngực, cơ lưng 
  • Nếu cần cầm bản nhạc hay điện thoại để hát thì hãy chú ý đưa cao lên để không bị gù lưng hay cúi người xuống khi nhìn nhé!

Bài tập để có tư thế hát đúng

VietVocal hiểu việc đọc những hướng dẫn chi tiết cho từng bộ phận cơ thể trên có vẻ quá phức tạp với quá nhiều thứ phải chú ý cùng một lúc. Nhưng điều đó sẽ không khó khăn như bạn nghĩ khi thực hiện các bài tập sau: 

1. Đứng dựa vào tường, quay mặt về phía trước, gót chân, bắp chân, mông, vai và đầu đều chạm vào tường. Giữ nguyên tư thế đó trong vài phút để làm quen.

2. Tập hơi thở bụng. Hãy đặt một tay lên bụng khi hát hoặc luyện thanh để bạn có thể cảm nhận được bụng đang nở ra và co lại. Điều đó đảm bảo rằng bạn đang thở đúng cách.

3. Cố gắng nghiêng trọng lượng cơ thể mình về phía trước sao cho bạn gần như đang kiễng chân. Cảm nhận cách phân bổ trọng lượng của bạn ảnh hưởng đến sự căng cơ và nhịp thở của bạn. 

4. Nếu bạn muốn, hãy thử áp dụng tư thế thả lỏng người để xem sự khác biệt của nó trong việc bạn có thể hít thở sâu như thế nào.

Thực hiện các bài tập trên để luyện tập tư thế hát đúng. Hãy tập trung vào một bộ phận cơ thể tại một thời điểm (Nếu cần thiết) và thích hợp nhất khi bạn thực hiện trước gương.

Tham khảo ngay các khóa học thanh nhạc của VietVocal TẠI ĐÂY. Hãy đăng ký tham gia học thanh nhạc tại VietVocal để cảm nhận sự cải thiện trong giọng hát của mình!

Những cây vĩ cầm Stradivari được biết đến với chất lượng âm thanh tuyệt đẹp. Và để có được điều đó, người thợ đã phải dành sự nỗ lực, tỉ mỉ và thời gian của mình vào việc thiết kế và tạo ra nó. Vậy nên hãy cố gắng chú ý và luyện tập chăm chỉ, VietVocal tin rằng từ từ bạn sẽ có một tư thế khi hát đúng chuẩn.

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 9 Trung bình: 5]
Banner khóa học
Bài trướcVị trí âm thanh là gì? Tìm hiểu cổng hưởng tại một số vị trí
Bài tiếp theo8 Cách để luyện giọng hát trong trẻo hơn không phải ai cũng biết