Nhịp 2/4 là một loại nhịp đơn. 2/4 được gọi là số chỉ nhịp và được đặt ở đầu của mỗi bài sau nốt khóa nhạc, giống như một phân số.
Số chỉ nhịp được đặt ở đầu mỗi bài nhạc sau khóa nhạc được hiển thị như một phân số. Số chỉ nhịp được chia thành phần số, số ở trên biểu thị cho số phách có ở trọng ô nhịp. Số ở dưới sẽ biểu thị cho độ dài của mỗi phách. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nhịp 2/4 là gì nhé.
Mục lục
1. Số chỉ nhịp là gì?
Như đã nói, số chỉ nhịp là số được hiển thị ở đầu mỗi bản nhạc để chỉ số phách trong mỗi nhịp và độ dài của phách được sử dụng trong bài hát. Kí hiệu của số chỉ nhịp giống như một phân số và đặt ở sau khóa nhạc. Số ở trên là nhịp của bài và số ở dưới là độ dài của của phách.
Ví dụ:
Nhịp 2/4:
- Số 2 biểu thị cho số phách có trong ô nhịp là 2 (1 phách mạnh, 1 phách nhẹ);
- Số 4 biểu thị cho độ dài của mỗi phách bằng một nốt đen ( nốt tròn chia cho 4).
Nhịp 3/4:
- Số 3 biểu thị cho số phách có trong ô nhịp là 3 ( 1 phách mạnh, 2 phách nhẹ);
- Số 4 biểu thị cho độ dài của mỗi phách bằng một nốt đen ( nốt tròn chia cho 4).
2. Nhịp là gì?
Nhịp là mô hình của âm thanh, khoảng lặng và điểm nhấn trong một bài hát. Nó là khoảng thời gian chia đều trong các ô nhịp. Có 2 loại nhịp là nhịp đơn và nhịp kép.
2.1. Nhịp đơn là gì?
Nhịp đơn là nhịp có một trọng âm trong mỗi ô nhịp, hay còn được gọi là phách mạnh.
Nhịp 2/4 là một nhịp đơn. Trong nhịp 2/4 ta có: Số 2 chỉ 2 phách thì sẽ có phách đầu là mạnh và phách sau là nhẹ và trường độ mỗi phách cơ bản sẽ ứng với một nốt đen. Nhịp 2/4 thông thường sẽ được sử dụng trong các bài hát thiếu nhi hay hành khúc vì tiết tấu hợp với tự nhiên của con người.
Hay ở trọng nhịp 3/4: Số 3 ở trên biểu thị có 3 phách thì phách mạnh là phách đầu, còn 2 phách sau là phách nhẹ. Trường độ mỗi phách sẽ ứng với một nốt đen. Nhịp 3/4 thường được dùng trong các bản nhạc với giai điệu nhịp nhàng, vui tươi. Vì dụ như các loại nhạc múa của Châu Âu.
Nhịp 2/8,3/8: là những nhịp đơn gồm một phách mạnh. Mỗi phách tương đương 1 móc đơn.
2.2. Nhịp kép là gì?
Nhịp kép là nhịp có từ 2 phách mạnh trở lên. Nhịp kép có 2 hay nhiều nhịp đơn tạo thành.
Ví dụ: Nhịp 4/4, nhịp 4/8, nhịp 6/8, nhịp 9/8…
Nhịp 4/4: Là loại nhịp kép 4 phách: Phách đầu(mạnh), Phách hai nhẹ, Phách 3 mạnh vừa, Phách 4 nhẹ. Trường độ mỗi phách tương đương một nốt đen. Thường được sử dụng trong các bài hát trang nghiêm như Quốc ca, Lãnh tụ ca,..
Nhịp 6/8: Là nhịp kép, gần như là 2 nhịp 3/8 cộng lại. Nhịp gồm 6 phách: Phách 1 mạnh, Phách 2 & 3 nhẹ, Phách 4 mạnh vừa, Phách 5 & 6 nhẹ. Mỗi phách tương đương một móc đơn.
3. Một số bài hát sử dụng nhịp 2/4
Nhịp 2/4 là nhịp đơn, và thường được dùng trong các bài hát thiếu nhi hay hành khúc hoặc các bài hát có tiết tấu nhẹ nhàng và tự nhiên.
Ví dụ:
- Thằng cuội: Bài hát gợi nhớ tuổi thơ mỗi khi đến dịp Tết Trung Thu được thể hiện bởi hai giọng ca Ngọc Hiển, Tố Hà.
- Ước gì: Đây là bài hát của Mỹ Tâm, khá quen thuộc với thế hệ 8x, 9x và thường xuyên được lựa chọn khi đi hát karaoke.
- Cô Bé Mùa Đông: một bài hát nổi đình đám một thời 8x, 9x của Đăng Khôi và Thủy Tiên, được nhiều ca sĩ cover Thùy Chi, Trung Quân Idol,…
- Nhỏ ơi: một bài hát của cố nghệ sĩ Chí Tài,…
Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu một số điều cơ bản về nhịp và số chỉ nhịp qua nhịp 2/4 và một số nhịp khác. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hay đơn giản chỉ là muốn góp thêm ý kiến về kiến thức thanh nhạc, đừng ngần ngại hãy để lại bình luận bên dưới, VietVocal sẽ hỗ trợ cho bạn nhé. Rất mong nhận phản hồi từ bạn. Xem thêm về nhịp 3/4, 3/8, 6/8…
Tham khảo thêm khóa học 21 ngày luyện hát cùng Mỹ Linh để hát đúng nhịp.