Thi nhạc viện TPHCM có khó không?

0
2340

Nhạc viện TPHCM là môi trường phát triển năng khiếu về Âm nhạc chuyên nghiệp và toàn diện. Vậy theo bạn, thi nhạc viện TPHCM khó không?

Bạn đam mê âm nhạc và muốn theo đuổi mơ ước của mình, nhạc viện TPHCM là một trong những môi trường tốt nhất để bạn phát triển năng khiếu âm nhạc của bạn. Vậy thi vào nhạc viện TPHCM có khó không? Cùng VietVocal tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé.

Thi vào nhạc viện TPHCM có khó không?

Theo tôi, việc có thi được vào nhạc viện TPHCM hay không là do bạn và khả năng của bạn, nên để nói khó thì cũng không phải mà dễ lại càng không.

Nói chung, nơi đây là học viện đào tạo các tài năng âm nhạc Quốc gia, là môi trường chuyên nghiệp nên cũng không dễ dàng mà có thể thi vì các tiêu chí đầu vào cũng sẽ khắt khe hơn nhiều so với những cuộc thi âm nhạc hay trường học khác.

Thi vào nhạc viện TPHCM có khó không?
Thi vào nhạc viện TPHCM có khó không?

Tuy vậy, nếu bạn thật sự có niềm đam mê và niềm tin vào con đường này thì hãy tìm hiểu thật kỹ các phương thức tuyển sinh của nhạc viện để chuẩn bị một lộ trình bài bản cho việc luyện tập các kỹ năng và trau dồi thêm kiến thức thanh nhạc.

Hãy luyện tập chăm chỉ và nghiêm túc, kỳ thi này sẽ không quá khó khăn như bạn nghĩ đâu.

Một số lưu ý khi thi vào nhạc viện TPHCM

Để bạn có thể bắt đầu một hành trang tốt hơn, sau đây VietVocal xin chia sẻ một số kinh nghiệm khi chuẩn bị thi vào nhạc viện TPHCM nhé.

Tìm hiểu thông tin chi tiết 

Mọi thứ trước khi bắt đầu cũng cần phải được tìm hiểu thông tin một cách rõ ràng. Một số thông tin cần tìm hiểu như: Lịch sử về nhạc viện, các khối ngành năng khiếu mà Nhạc Viện TPHCM đào tạo, quá trình đào tạo như thế nào, học phí ra sao…

Nhạc viện TP.HCM có 9 khoa với các cấp đào tạo của nhạc viện gồm:

  • Trung học
  • Cao đẳng
  • Đại học
  • Sau Đại học ở các hệ: chính quy, vừa học vừa làm, chuyên tu, chính quy xa trường

Đào tạo Cử nhân Sư phạm âm nhạc; đào tạo theo mô hình xã hội hóa dựa vào nhu cầu của học viên; thực hiện các hoạt động: sáng tác, biểu diễn, giao lưu quốc tế, nghiên cứu âm nhạc; khảo sát, nghiên cứu và viết các công trình khoa học, đặc biệt là âm nhạc truyền thống vùng Nam bộ.

Một số lưu ý khi thi vào nhạc viện TPHCM
Một số lưu ý khi thi vào nhạc viện TPHCM

Tuỳ vào bộ môn, khối ngành sẽ có các bậc đào tạo từ Trung cấp dài hạn 9-8-7-6 năm (Từ 9 tuổi tăng dần lên), Trung cấp Chuyên Nghiệp (tốt nghiệp THCS), Đại Học 2 năm, Đại Học 4 năm, Cao Học…các bạn và các bậc phụ huynh lên cân nhắc để lựa chọn trình độ phù hợp.

Về học phí:

Học phí năm học 2019-2020:  Trung cấp: 7.400.000đ, Đại học: 10.600.000đ).

HSSV các chuyên ngành Nhạc cụ truyền thống được giảm 70% học phí.

HSSV các chuyên ngành Nhạc cụ truyền thống được hưởng chế độ bồi dưỡng nghề với mức bằng 40% học phí (thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BVHTTDL-BTC-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 11/12/2015).

Phương thức tuyển sinh: Nhạc viện tiến hành tuyển sinh trên cả nước với phương thức thi tuyển kết hợp với xét tuyển.

Thời gian nộp hồ sơ vào Nhạc viện TP.HCM vào khoảng tháng 6 và thời gian thi tuyển là khoảng tháng 7.

Xác định năng khiếu và chọn chuyên môn dự thi

“Âm nhạc là ngành có đặc thù riêng, nhiều người tưởng dễ nhưng thật ra rất khó. Nhiều bạn có đam mê, có năng khiếu nhưng không phù hợp với ngành đã chọn thì đã được chúng tôi hướng dẫn chọn ngành khác. 

Ví dụ thí sinh muốn thi vào khoa Kèn, có năng khiếu, tay chân khỏe, nhưng môi răng không phù hợp thì chúng tôi hướng dẫn sang khoa đàn dây. Chúng tôi rất khuyến khích và tạo điều kiện cho các em theo học nhạc cụ vì đây là một ngành khó và bản thân ngành cũng tạo cho thí sinh suy nghĩ sau này ra nghề… khó. Những người đi theo phải rất yêu nghề”. – Thầy Phạm Vũ Thành

Xác định năng khiếu và chọn chuyên môn dự thi
Xác định năng khiếu và chọn chuyên môn dự thi

Việc chọn lựa thí sinh đào tạo trong lĩnh vực Âm Nhạc này có thể hiểu đơn giản qua 2 yếu tố.

  • Chuyên Môn : Các năng khiếu của thí sinh như: Thanh Nhạc, và các loại Nhạc Cụ, Phương Tây và Nhạc Cụ Truyền Thống, Lý Luận, Sáng Tác Âm Nhạc, Chỉ Huy Âm Nhạc…..
  • Kiến Thức: Kiến thức Âm Nhạc, các Kỹ năng Ký Xướng Âm, Cảm nhận Âm Nhạc…

Tất nhiên là năng khiếu là chưa đủ, chỉ mới là viên ngọc thô. Vì vậy, bạn cần phải được rèn dũa và trau dồi kỹ năng kiến thức chuyên môn lâu dài qua thời gian. Cũng nên lựa chọn các thầy cô có chuyên môn cao để luyện tập nhé.

Thêm vào đó, nếu bạn có đam mê mới bắt đầu thi hãy tham khảo thêm khóa học “Làm chủ hơi thở thanh nhạc cùng Mỹ Linh” để bắt đầu đi từ nền tảng của giọng hát là hơi thở và phát triển thêm các kỹ thuật thanh nhạc khác nhé. 

Vừa rồi là một số lưu ý để làm hành trang chuẩn bị cho việc thi vào nhạc viện TPHCM, tôi tin rằng nếu bạn có niềm tin và đam mê, luyện tập chăm chỉ thì thành quả bạn sẽ nhận được xứng đáng.

Nếu có câu hỏi nào hay đơn giản chỉ muốn góp thêm ý kiến cho bài viết, hãy để lại bình luận phía dưới nhé. Rất mong nhận phản hồi từ bạn.

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 4 Trung bình: 5]
Banner khóa học
Bài trước8 Thể loại nhạc phổ biến hiện nay và cách phân biệt
Bài tiếp theo6 Hướng dẫn giúp bạn tự học đánh trống cơ bản cực hiệu quả