Hướng dẫn luyện tập khẩu hình chuẩn khi hát

0
170

Luyện tập khẩu hình là vấn đề chung của luyện tập thanh nhạc. Khẩu hình khi hát bao gồm miệng, môi, răng, lưỡi, hàm dưới, hàm ếch. Do đó để có một khẩu hình chuẩn khi hát, chúng ta sẽ cần hiểu rõ hình dáng và hoạt động của các bộ phận này. Cùng tìm hiểu và luyện tập khẩu hình chuẩn khi hát trong bài viết này nhé!

Hình dáng của miệng

Đầu tiên trong luyện tập khẩu hình chuẩn khi hát là hình dáng của miệng. Hình dáng của miệng khi hát khác với hình dáng khi nói. Bởi khi hát, miệng thay đổi nhanh theo tiết tấu, giai điệu, linh hoạt hơn. Phụ thuộc vào từng nguyên âm và phụ âm mà hình dáng miệng khác nhau. 

Khi nói, các nguyên âm được mở nhanh, gọn, không cần mở rộng miệng để kéo dài nguyên âm. Nhưng khi hát, theo trường độ, tiết tấu, giai điệu mà miệng lại mở to và tích cực hơn. Yêu cầu khi hát: Miệng mở thoải mái, rộng rãi, các nét mặt không được trở nên xấu xí, kỳ dị, mà phải tự nhiên, tươi tỉnh, hấp dẫn người nghe.

Một số người mới học hát, không mở rộng miệng khiến âm thanh bị rít, hàm dưới cứng đưa về phía trước để ghì âm thanh làm cho âm thanh thoát ra không được tự nhiên. Có người lại bị méo miệng khi hát, hoặc quặp môi, nhe răng. Miệng mở như vậy rất dễ khiến âm thanh lên giọng mũi, hát cao bị gằn cổ. 

Khi mở rộng, hẹp miệng nó còn ảnh hưởng đến âm lượng và âm sắc của giọng. Âm sắc của giọng nữ cao, nữ trung, nam trung cũng từ đây mà sẽ có ảnh hưởng ít nhiều. Ví dụ: giọng nữ phải mở rộng miệng hơn giọng nam, đặc biệt khi hát âm khu cao. 

Nói tóm lại, khi hát miệng phải được mở thoải mái, linh hoạt, mềm mại, không méo mó, quặp môi, nhe răng,… Mở miệng thoải mái không những thuận lợi cho phát âm mà làm cho khuôn mặt trở nên xinh đẹp hơn. 

Hoạt động của môi

Thứ hai trong luyện tập khẩu hình chuẩn khi hát là hoạt động của môi. Âm thanh được phát ra từ khe thanh quản, do áp lực của hơi thở lên thanh đới, âm thanh đi ra ngoài qua miệng. Hoạt động của môi cũng chính là hoạt động chung của miệng. Tư thế, hình dáng của môi cũng phụ thuộc vào nguyên âm và phụ âm. 

Ví dụ: âm a mở ngang, âm u lại chúm lại đưa môi ra phía trước, nguyên âm i môi lại mở hơi ngang, nguyên âm o môi lại hơi tròn,… 

Ở những âm khu cao, chúng ta không nên chúm chím môi, tránh tình trạng âm thanh sâu và tối, cũng không nên trễ môi khiến âm thanh bị vỡ, bẹt. Hoạt động của môi linh hoạt sẽ khiến cho việc hát tròn vành, rõ chữ đặc biệt ở những bài có tốc độ nhanh. 

Ví dụ: Đọc nhanh, liên tục các âm như mi mi mi mi, ma ma ma ma, mô mô mô mô, pi pi pi pi, pa pa pô pô, ka pê tê, ka pê tê…các âm rung lưỡi như ri, ra , rô, ru,…

Hoạt động của lưỡi

Thứ ba trong luyện tập khẩu hình chuẩn khi hát là hoạt động của lưỡi. Lưỡi là bộ phận được dùng tích cực nhất khi hát. Hoạt động của lưỡi phát ra các phụ âm tạo thành lời hát. Cũng giống như môi, lưỡi phải được đặt ở vị trí thoải mái, tự nhiên và mềm mại. 

Thông thường khi âm thanh đã đúng thì người ta thường không kiểm tra lưỡi. Nhưng khi thấy hiện tượng âm thanh không tốt do lưỡi cứng, lưỡi cong, tụt về sau làm âm thanh bị nghẹt thì phải tìm cách sửa để khắc phục nhược điểm đó. 

Khi tập cử động lưỡi, ta nên tìm các bài tập có các âm ghép để bật và rung lưỡi, như đ, l, n, r, t.

Hoạt động của hàm dưới

Thứ tư trong luyện tập khẩu hình chuẩn khi hát là hoạt động của hàm dưới. Khi hát miệng phải mở rộng thoải mái. Một số người mới học hát, nhất là những giọng nam cao, hay mắc tật cứng hàm. Hàm cứng gây ra sai lệch cho âm thanh. Hàm cứng khiến lưỡi căng lên, khi hát nốt cao cổ sẽ bị căng cứng, âm thanh bị nghẹt chà sát ở cổ. 

Khi hát hàm dưới phải luôn chú ý buông lỏng hàm, hạ hàm xuống một cách mềm mại, không đưa cằm ra phía trước. Bài tập có thể lặp đi lặp lại một nốt với mẫu âm như nhiê, nhiê, nhiê, nhiê… hoặc mi i, mi a, mi i, mi a,…

Hoạt động của hàm ếch mềm

Thứ năm trong luyện tập khẩu hình chuẩn khi hát là hoạt động của hàm ếch mềm. Vòm trên của miệng là hàm ếch. Phần ngoài cố định, không cử động gọi là hàm ếch cứng, phần trong mềm có thể cử động thì được gọi là hàm ếch mềm. 

Hàm ếch mềm nối với lưỡi gà, khi cử động có thể đóng, mở đường ra miệng và lên hốc mũi. Khi muốn nâng hàm ếch mềm, chúng ta mở rộng miệng hoặc ngáp. Hàm ếch mềm khi hạ xuống sẽ đóng đường từ cuống họng ra mồm hoàn toàn. 

Luyện tập hàm ếch mềm để nó được mềm mại, khi hát âm thanh sẽ được thoát ra ngoài một cách thoải mái. Nếu hàm ếch cứng sẽ khiến âm sắc bị xỉn và nghẹt, gọi là giọng mũi. Đẩy hơi mạnh sẽ làm chà xát cổ họng. Đặc biệt với giọng nữ trung khi hát âm khu cao thì nhấc hàm ếch mềm vô cùng quan trọng, tạo nên tiêu chuẩn âm thanh.

Khẩu hình chuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc hát hay và truyền tải cảm xúc đến người nghe. Luyện tập khẩu chuẩn khi hát hình thường xuyên giúp bạn mở rộng âm vực, hát rõ lời và kiểm soát giọng hát tốt hơn. Hãy kiên trì luyện tập mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất. Hãy nhớ rằng, luyện tập khẩu hình là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực. Chúc các bạn thành công!

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 0 Trung bình: 0]
Banner khóa học
Bài trướcTìm hiểu về giọng nữ trung trong âm nhạc
Bài tiếp theoTìm hiểu về những loại nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng