Cấu trúc của một bài hát như thế nào?

0
19521

Một ca khúc sẽ gồm những phần nào? Vietvocal sẽ giới thiệu tới các bạn cách phân tích cấu trúc một bài hát để mình có thể truyền tải ca khúc ấy tốt nhất nhé!

Hầu hết chúng ta thường bỏ qua một bước rất quan trọng khi luyện hát đó chính là “Phân tích cấu trúc của một bài hát“ đó. Việc này nghe qua có vẻ phức tạp nhưng khi đã quen rồi, bạn sẽ thấy vô cùng đơn giản và cần thiết khi luyện hát đấy! Vậy các phần của một bài hát sẽ gồm những gì? Cùng VietVocal tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Giới thiệu chung

Một bài hát thường được chia ra làm 3 phần chính đó là Verse (phân khúc), Chorus (Điệp khúc) và Bridge (Phần chuyển tiếp hay còn gọi là đoạn cầu). Đây đều là những thuật ngữ thông dụng trong âm nhạc, người ta cũng hay dùng các ký hiệu Đoạn a (verse), Đoạn b (chorus) và Đoạn c (bridge) để dễ dàng ghi nhớ.

[Kiến thức Âm nhạc] - Cấu trúc của một bài hát
Cấu trúc bài hát

Một cấu trúc bài hát cơ bản sẽ bao gồm phần Verse 1 – Chorus – Verse 2 – Chorus – Bridge – Chorus (ababcb).

Tuy nhiên, đây không phải là cấu trúc bắt buộc cho mọi ca khúc. Nhiều bài hát có thể thiếu 1 vài phần vì đó có thể là ý đồ của nghệ sĩ để tăng sự sáng tạo cho bài hát. Ngoài ra, một số bài hát có thể có thêm các phần phụ như Intro (phần mở đầu), Outro (phần kết thúc), pre-chorus (tiền điệp khúc), intrumental solo (độc tấu nhạc cụ) để cho bài hát thêm phần sáng tạo và khác biệt.

Chúng ta hãy cùng đi sâu hơn vào để tìm hiểu các phần chính của bài hát thông qua ví dụ bài Mash up Công chúa bong bóng và Cô gái Trung Hoa của ca sĩ/nhạc sỹ Mỹ Anh để rõ hơn nhé!

> Xem full bài mash up Công chúc bong bóng và Cô gái Trung Hoa tại đây: 

1. Phần Verse

Verse trong bài hát chính là phần lời chính và đầu tiên của cấu trúc một bài hát, có tác dụng dẫn dắt người nghe vào câu chuyện trước khi vào điệp khúc. Một bài hát có thể có nhiều verse hay một verse lặp đi lặp lại tùy theo ý định của nhạc sĩ. Ví dụ như trong ca khúc này các bạn có thể thấy phần verse trong ca khúc được chia thanh những câu nhạc nhỏ trong đó hai câu nhạc được lặp lại chỉ khác phần lời:

Phần verse
Phần verse

Ngày xưa lúc thơ bé, ta thường nhìn mưa hát 
Và khi cơn mưa như nặng hạt, lại có bóng nước chợt tan 
Mẹ bảo ta rằng bong bóng mưa!
Và mẹ cũng đi mãi, trong chiều mưa bong bóng 
Mẹ đi mang theo câu chuyện buồn 
Cổ tích bong bóng và mưa 
Chuyện mẹ ru ngày xưa thật xưa!

Vì phần verse thường nằm ở trước điệp khúc nên khi hát chúng ta hãy nhẹ nhàng, giữ sức để thể hiện đoạn điệp khúc.

2. Phần Chorus (điệp khúc)

Sau phần verse này Mỹ Anh lấy một khúc trong bài Cô gái Trung Hoa để phát triển tiếp ý nhạc đầu tiên, trong đó có một nốt cao sáng trước khi vào điệp khúc để cho nó bắt tai và lôi cuốn hơn:

Người Trung Hoa em đây, đâu có nghe biết gì
Đâu có biết thế nào lời anh nói cùng em hỡi anh
Đừng buồn em nhé anh, khi chẳng thể hiểu nhau
Thì hãy cầm tay em đi anh

Phần điệp khúc
Phần điệp khúc

Điệp khúc là phần chính trong cấu trúc một bài hát, thể hiện được nội dung chủ đề, là phần hay nhất, cuốn hút người nghe nhất và nhiều năng lượng nhất trong tác phẩm.

Nếu các bạn để ý, phần điệp khúc thường được lặp đi lặp lại 3-4 có thay đổi một chút ở cuối đoạn giữa những lần nhắc lại trong bài hát để cho người nghe ghi nhớ. Khi bạn nghe nhiều một ca khúc thì phần đầu tiên mà bạn thuộc chính là phần điệp khúc đấy!

Trong nhiều ca khúc thì tiêu đề của bài hát thường được nhắc đến trong phần này. Trong ca khúc Mash up trên thì đoạn điệp khúc là của bài Công chúa bong bóng.

3. Phần Bridge

Phần Bridge là phần chuyển tiếp ở phần gần cuối bài và chỉ xuất hiện duy nhất một lần trong bài hát ở vị trí này. Thông thường khi ca sĩ hát xong điệp khúc lần thứ 2 thì sẽ có một đoạn chuyển ở giữa xong sau đó mới hát tiếp điệp khúc thêm 1 hoặc 2 lần nữa. Đây là phần không bắt buộc ở trong các bài hát, nên đôi khi các bạn sẽ gặp những ca khúc chỉ có cấu trúc đơn giản Verse và Chorus thôi.
 
Các bạn có thể để ý rằng phần lời và giai điệu của phần bridge trong bài hát khác biệt hoàn toàn với các phần khác, nghe có vẻ hơi “ngang ngang” một chút nhưng lại để lại nhiều ấn tượng với người nghe. Phần Bridge cũng rất khó thể hiện bởi vì thường luyến láy nhiều. Nhưng đây cũng là phần rất quan trọng bởi vì nó sẽ giúp bạn lấy đà để có thể vào Chorus cuối với tone giọng khác thật bùng nổ nhé!
 
Việc hiểu được cấu trúc của một bài hát sẽ giúp bạn có cách thể hiện phù hợp cho mỗi phần.

Vừa rồi là cấu trúc cơ bản của một bài hát. Nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy để lại bình luận cho chúng tôi hoặc đơn giản bạn chỉ muốn góp ý về những kiến thức thanh nhạc, đừng ngần ngại hãy gửi email cho chúng tôi info@vietvocal.com để giải đáp thắc mắc nhé.

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 7 Trung bình: 4.4]
Banner khóa học
Bài trướcGiải đáp: Tại sao tôi lại thường bị hụt hơi khi hát?
Bài tiếp theo4 Bài tập giúp bạn luyện cách lấy hơi khi hát dễ dàng