Âm nhạc có thể phục vụ một số mục đích quan trọng về mặt cảm xúc của bộ phim, giúp nâng cao cách kể chuyện. Âm nhạc trong phim ảnh rất quan trọng.
“Âm nhạc, một trong những loại hình nghệ thuật tuyệt vời nhất của chúng tôi, là phải phục tùng nhu cầu cho bức ảnh. Đó là bản chất của việc làm phim ”- Sydney Lumet.
Trong thế kỷ qua của sự hợp nhất giữa phim ảnh và âm nhạc, mối quan hệ này đã trưởng thành và củng cố đến mức vai trò hỗ trợ của âm nhạc trong phim không bị các nhà làm phim vĩ đại coi là ngoại vi mà trở thành vai trò cực kỳ quan trọng.
Điều này đã khiến những người giỏi điện ảnh nói những câu như “âm thanh và âm nhạc là 50% nội dung giải trí trong một bộ phim” (George Lucas), hay “Âm nhạc và phim ảnh không thể tách rời. Chúng luôn luôn và sẽ luôn như vậy.” (Martin Scorcese). Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé.
Mục lục
1. Quá trình hình thành âm nhạc trong phim
Những bộ phim đầu tiên của Thế giới được công chiếu vào năm 1895 trong một tầng hầm của quán cafe tại Paris có tên Grand Cafe qua thiết bị Cinematographe của anh em nhà Lumiere. Một thiết bị cho phép quay và trình chiếu các đoạn phim ghi lại từ hình ảnh chuyển động.
Lúc bấy giờ, phim không có lời, không có tiếng, có thể gọi là phim câm. Theo thời gian, thể loại phim này dần suy tàn và nhường lại vị trí cho phim có âm thanh đầu tiên trên thế giới với tên gọi “The Jazz Singer” được phát hành vào năm 1927.
Hạng mục giải Oscar cho mảng âm nhạc trong phim bắt đầu được đề cử vào năm 1935 của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh.
Theo Hiệp hội các Nhà soạn nhạc, Tác giả và Nhà xuất bản Mỹ (ASCAP), có tất cả 3 loại âm nhạc trong phim:
– Một bài nhạc đã được sáng tác trước đó.
– Bài hát đặc biệt sáng tác cho bộ phim.
– Nhạc nền cho phim.
2. Tại sao trong phim lại cần có nhạc?
Âm nhạc – một ngôn ngữ của cảm xúc. Về bản chất, âm nhạc có thể phô bày vẻ đẹp, truyền tải cảm xúc. Cho dù bạn ở độ tuổi bao nhiêu, bạn đang ở quốc gia nào, màu da của bạn có đặc biệt đến đâu,…nhưng với âm nhạc, tâm hồn chúng ta được đồng điệu.
Bạn không cần quan tâm đến âm nhạc là gì, mà quan trọng là ở việc âm nhạc giúp bạn cảm thấy như thế nào.
Khi âm nhạc được kết hợp với hình ảnh chuyển động, nó sẽ cho chúng ta biết cách cảm nhận về những gì chúng ta đang nhìn thấy. Sức mạnh của nó nằm ở sự gợi ý và bình luận đầy cảm xúc về bộ phim.
Âm nhạc trong phim ảnh đã hỗ trợ cho bộ phim những phân cảnh cao trào, hay lắng đọng, tất cả đều được dẫn dắt theo một mạch cảm xúc.
3. Sức ảnh hưởng tâm lý của nhạc phim
Tạo không gian và thời gian cho bộ phim
Âm nhạc tạo ra thời gian và không gian đang diễn ra sự việc.
Ví dụ như phim “Kungfu Panda”, đây là một bộ phim hoạt hình nổi tiếng lấy bối cảnh tại Trung Quốc. Vì vậy, nhạc trong phim cũng phải dựa trên những đặc trưng của âm nhạc Trung Quốc để có thể tạo nên cảm giác hợp lý về không gian, thời gian.
Và một trong số các chất liệu được nhà làm phim mang ra sử dụng đó chính là thang âm ngũ cung, kèm theo đó là tiếng Đàn Nhị, hai điểm đặc trưng của âm nhạc Trung Quốc.
Thể hiện tâm lý nhân vật một cách tinh tế
Âm nhạc giúp khán giả hiểu được tâm lý của nhân vật trong phim và dẫn dắt họ theo mạch cảm xúc đó.
Ví dụ trong bộ phim “Khách sạn Mumbai: Thảm sát kinh hoàng” – Bộ phim tái hiện lại chuỗi sự kiện có thật, một vụ khủng bố kinh hoàng tại Mumbai, Ấn Độ vào ngày 26/11/2008 được phát hành vào tháng 3 năm 2019.
Có tất cả 19 bài nhạc được phát hành sau khi bộ phim được công chiếu. Mỗi bài nhạc đảm nhận vai trò truyền tải cảm xúc chủ đạo của mỗi một phân cảnh đặc biệt trong bộ phim.
19 cái tên đã được đặt dựa theo nội dung chính của từng phân đoạn trong phim và đặc biệt hơn ở cách Volker Bertelmann, người sáng tác nhạc phim, sử dụng từng loại nhạc cụ để thể hiện cảm xúc đó.
Ví dụ như bài “Street Reunion”, bài nhạc trong phân cảnh cuối của phim, sau sự nằm xuống của biết bao con người trong vụ khủng bố, cuối cùng nhân vật chính cũng đã đưa được những nạn nhân còn lại thoát ra ngoài an toàn và anh trở về đoàn tụ với vợ con.
Ghi nhớ chi tiết trong bộ phim rõ hơn
Âm nhạc có khả năng gợi lại trí nhớ, gợi lại hình ảnh rất tốt nên nó là một yếu tố không thể tách rời trong những chiến dịch truyền thông quảng cáo. Điều này cũng đã được các nhà làm phim mang vào áp dụng cho tác phẩm của mình.
Ví dụ với bài hát “Let It Go”, hình ảnh Nữ hoàng Elsa lập tức xuất hiện, “khua tay múa chân” và mọi thứ đang dần đóng băng và tạo ra một lâu đài bằng băng hùng vĩ.
Âm nhạc trong phim quan trọng là thế nhưng chỉ một sai sót nhỏ sẽ khiến mạch cảm xúc bị vỡ, ngắt quãng từ đó làm bộ phim mất điểm. Vì vậy, đạo diễn và các ekip làm phim cũng phải chú trọng những tiểu tiết để có thể lựa chọn những bài hát theo phân cảnh và theo mạch cảm xúc cho bộ phim.
Vừa rồi VietVocal đã chia sẻ với bạn về vai trò quan trọng của âm nhạc trong phim ảnh. Nếu các bạn có bất kỳ câu hỏi nào hay đơn giản là muốn góp thêm ý kiến về bài viết, hãy để lại bình luận phía dưới nhé. Rất mong phản hồi từ bạn.
Tham khảo khóa học thanh nhạc của VietVocal tại: VietVocal.com