Ngành Thanh nhạc là gì? Có nên học ngành Thanh nhạc hay không?

0
280

Hiện nay Thanh nhạc là ngành được không ít thí sinh quan tâm đến và luôn được đặt ra câu hỏi rằng “Có nên học ngành Thanh nhạc hay không?”. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về Ngành Thanh nhạc là gì cũng như cơ sở/ trường đào tạo uy tín, cơ hội việc làm và những tố chất cần thiết để gắn bó với ngành sẽ phần nào giúp bạn tìm ra được câu trả lời “có nên học” hay không nhé!

Ngành Thanh nhạc là gì?

Trước hết, bạn cần cần tìm hiểu xem ngành Thanh nhạc là gì? Ngành Thanh nhạc là một bộ môn nghệ thuật kết hợp giữa âm nhạc cùng ngôn ngữ, có tính chất đặc trưng khác với những loại nhạc cụ diễn tấu. Học Thanh nhạc là học để biết cách lấy hơi hiệu quả và luyện  tập mở rộng khả năng của bản thân để cải thiện và xử lý giọng hát trở nên hay hơn. Học kiểm soát hơi thở, những bài luyện thanh, điều khiển cơ bụng,…sẽ giúp bạn có giọng hát tốt hơn.

nganh-thanh-nhac-la-gi-1

Âm nhạc ngày nay có sự ảnh hưởng của rất lớn đến con người bởi loại hình nghệ thuật này được rất nhiều người yêu thích và tạo ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Nhất là khi bạn sở hữu một giọng hát hay đem lại nhiều thuận lợi ở trong công việc và cuộc sống, giúp bạn trở nên tự tin và nổi bật hơn trước đám đông. Vì vậy, theo học ngành Thanh nhạc và bắt đầu luyện giọng, học thêm các loại nhạc cụ như piano thì chắc chắn bạn sẽ tỏa sáng. 

Việc học thanh nhạc không đơn thuần là việc giúp cho bạn có thể hát được mà còn giúp bạn hiểu nhiều hơn về cách để lấy hơi, cách nói truyền cảm, hay có một giọng nói, hát hay,…Việc học thanh nhạc sẽ đơn giản và dễ dàng hơn đối với người có năng khiếu, có chất giọng tốt nhưng với những người không có năng khiếu thì lại càng phải học thanh nhạc. Học thanh nhạc để giọng nói, giọng hát của bạn thay đổi. Bạn cần có sự chăm chỉ, cố gắng luyện tập thì chắc chắn thanh nhạc của bạn sẽ có sự thay đổi đạt được những bước tiến trong con đường sự nghiệp âm nhạc của mình.

Ngành Thanh nhạc thi khối nào? Tổ hợp nào?

Để có thể thi vào ngành Thanh nhạc tại các trường đào tạo chuyên nghiệp ở cấp độ đại học và cao đẳng, các bạn trước hết cần tốt nghiệp trung học phổ thông. Sau đó, bạn sẽ cần phải thi tổ hợp đặc biệt khối N, bao gồm các tổ hợp và môn thi sau:

  • N00: Ngữ văn | Năng khiếu Âm nhạc 1 | Năng khiếu Âm nhạc 2
  • N02: Ngữ văn | Ký xướng âm | Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ

Trong đó, môn Ngữ văn thường sẽ sử dụng kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và số điểm chuẩn sẽ thay đổi theo từng năm, tùy từng trường. Các môn thi năng khiếu cũng có phổ điểm và cách thức thi đặc thù tùy thuộc của mỗi trường. Ngoài ra, một số trường đào tạo ngành Thanh nhạc cũng sử dụng kết quả học bạ làm phương thức xét tuyển.

  • Mã ngành Thanh Nhạc là 7210205.

Những trường Đại học/Cao đẳng uy tín đào tạo ngành Thanh nhạc

Hiện nước ta có khá nhiều trường đại học/ Cao đẳng đào tạo ngành Thanh nhạc chất lượng cao trải đều cả 3 miền, cụ thể như sau:

nganh-thanh-nhac-la-gi-2

Miền Bắc:

  • Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
  • Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
  • Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội.

Miền Trung: Học viện Âm nhạc Huế.

Miền Nam:

  • Nhạc viện TP.HCM.
  • Đại học Văn Hiến.
  • Đại học Văn Lang.
  • Đại học Nguyễn Tất Thành.
  • Đại học Hutech.
  • Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM.
  • Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn.

Tại các trường này, sinh viên ngành thanh nhạc sẽ được học những môn học từ các môn cơ sở đến các môn chuyên ngành như: Lịch sử âm nhạc Việt Nam, Phân tích tác phẩm âm nhạc, Kỹ thuật diễn viên,…

Cơ hội việc làm hấp dẫn sau khi tốt nghiệp ngành Thanh nhạc

Do nhu cầu của thị trường âm nhạc luôn rất cao nên sinh viên ngành Thanh nhạc có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường. Mức thu nhập của ngành này cũng tương đối cao và nằm trong top đầu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân nhiều bạn trẻ quyết định lựa chọn theo học ngành này.

nganh-thanh-nhac-la-gi-3

Sinh viên sau tốt nghiệp ngành Thanh nhạc không chỉ trở thành một ca sĩ mà một cử nhân Thanh nhạc đã được đào tạo chuyên nghiệp có thể đảm nhận công việc tại nhiều vị trí:

  • Làm công tác chuyên môn hoặc nghiên cứu, trở thành giảng viên tại các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp; Giảng viên âm nhạc trong các trường đại học/ cao đẳng sư phạm (khoa Nhạc họa, Khoa mẫu giáo mầm non,…), giáo viên tại các trường phổ thông từ tiểu học đến bậc THCS.
  • Trở thành chuyên viên quản lý văn hóa nghệ thuật tại các Trung tâm, các Sở ban ngành tại các tỉnh, thành phố…
  • Làm biên tập viên âm nhạc cho các đài phát thanh, truyền hình, viết báo về mảng âm nhạc,…
  • Trở thành nhạc sĩ sáng tác ca khúc
  • Trở thành nghệ sĩ thu âm – kỹ thuật viên thu âm
  • Tự mở lớp đào tạo thanh nhạc cho mọi lứa tuổi.
  • Trở thành nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp ở trên sân khấu,  trên mạng Internet hoặc trên các kênh truyền hình trong và ngoài nước.
  • Hợp tác quốc tế cùng với ca/ nhạc sĩ khác trong kỷ nguyên 4.0 và trở thành một nghệ sĩ toàn cầu,…

Tham khảo thêm: Học ngành Thanh Nhạc ra trường làm nghề gì?

Để theo học ngành Thanh nhạc bạn cần những tố chất gì?

Thanh nhạc là một ngành học về nghệ thuật, vậy nên yếu tố đầu tiên để bạn theo đuổi ngành này chắc chắn là có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt. Bạn cũng cần có một giọng hát hay, truyền cảm, có tư duy âm nhạc và khiếu thẩm mỹ tốt.

Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ các yếu tố tên cả, quan trọng nhất bạn cần phải có niềm đam mê lớn với âm nhạc, một tinh thần học tập và rèn luyện hăng say. Và cuối cùng, một sức khỏe tốt cũng là yếu tố cần thiết để bạn theo đuổi sự nghiệp âm nhạc lâu dài.

Bài viết trên của Vietvocal phần nào đã cung cấp những thông tin về ngành Thanh nhạc và giải quyết được câu hỏi “Có nên học ngành Thanh nhạc hay không?” cho các bạn. Hãy tìm hiểu thật kĩ và đưa ra lựa chọn chính xác nhất cho bản thân các bạn nhé!

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 1 Trung bình: 5]
Banner khóa học
Bài trước(Góc Giải Đáp) Người đi làm học hát để làm gì?
Bài tiếp theoNgành Thanh nhạc xét tuyển tổ hợp môn nào? Các phương thức xét tuyển