Trong cuộc sống tồn tại rất nhiều điều chúng ta vẫn chưa khám phá ra hết. Hôm nay VietVocal sẽ chia sẻ 10 sự thật thú vị về giọng hát sẽ khiến bạn không khỏi bất ngờ. Nào, hãy cùng xem đó là gì nhé.
Mục lục
- 1. Ca hát cần lực và “cơ bắp”
- 2. Ai cũng có thể hát
- 3. Mỗi người đều có giọng hát đặc trưng riêng, không ai giống ai
- 4. Âm nhạc được sử dụng để kích thích não bộ
- 5. Người hát dở – Người hát hay
- 6. Những thói quen hằng ngày có thể gây hại cho giọng hát của bạn
- 7. Có khoảng 4% người trên thế giới bị tone-deaf – “Điếc nốt nhạc”
- 8. Tốc độ tạo ra âm thanh
- 9. Nam và nữ có giọng trầm bổng khác nhau
- 10. Tình yêu và giọng hát
1. Ca hát cần lực và “cơ bắp”
Ca hát cần lực và “cơ bắp”! Bạn không nghe lầm đâu! Bởi vì khi chúng ta cất tiếng hát, có hơn 100 múi cơ cùng hoạt động để tạo ra âm thanh. Cụ thể đó là cơ lưỡi, cổ, môi, ngực, hàm,…
2. Ai cũng có thể hát
Trong đời sống hằng ngày, ca hát giống như một loại “siêu năng lực” mà người nào sở hữu giọng hát tốt sẽ có thể gây ấn tượng với mọi người. Tuy nhiên, ai cũng có thể hát, ngay cả đó là những mà người bạn không tin rằng họ biết hát. Bởi vì trên thực tế, một người bình thường có thể hát trung bình khoảng 2 quãng tám mà không bị lạc tông hay đứt quãng.
Nhiều người nghĩ rằng họ không thể hát bởi vì họ không có “năng khiếu bẩm sinh”. Đúng là có năng khiếu là một lợi thế. Nhưng cũng giống như việc đi bộ, nếu thử và luyện tập đúng cách thì bạn vẫn có thể làm được
3. Mỗi người đều có giọng hát đặc trưng riêng, không ai giống ai
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng mọi người xung quanh mình có chất giọng khác nhau, bất kể là khi đang nói hay đang hát. Đây không phải chỉ là tình cờ, mà hoàn toàn có lời giải thích khoa học đối với điều này.
Đầu tiên, khi bạn thở sẽ tạo ra luồng không khí đi ngang thanh quản và khí quản. Không khí khi đi qua các dây thanh âm (vocal cords), làm cho những dây này rung lên tạo ra âm thanh vo ve rất nhỏ. Sau đó, các bộ phận khác như miệng, cổ họng, mũi sẽ dội lại âm thanh này và tạo ra tiếng nói, tiếng hát.
Bởi vì các bộ phận này giữa người với người đều có cấu trúc hoàn toàn khác nhau, nó có thể tạo nên giọng hát đặc trưng của riêng họ.
4. Âm nhạc được sử dụng để kích thích não bộ
Tạo ra âm nhạc, làm nhạc bằng cách chơi nhạc cụ hay hát giúp kích thích não bộ của bạn. Các nhà khoa học cho biết rằng nếu bạn làm điều này ít nhất một lần mỗi hai tuần sẽ giúp phát triển chức năng não, giúp tăng trí nhớ và cải thiện được khả năng tập trung. Đây cũng là một cách hiệu quả để giúp bạn tránh tình trạng bị suy giảm nhận thức khi già đi.
5. Người hát dở – Người hát hay
Chúng ta thường cho rằng những người hay bị lệch nhịp, lệch tông, “hét” chứ không phải hát là những người hát dở. Bạn cần phải hiểu được rằng không ai sinh ra ngay lập tức đã có thể trở thành một ca sĩ giỏi. Họ phải nỗ lực với cả một quá trình luyện tập thường xuyên, đúng kỹ thuật thanh nhạc để có thể sử dụng và điều khiển giọng hát của mình một cách tốt nhất, phát huy được hết khả năng.
Và cũng như VietVocal đã nhắc đến trước đó, ai cũng có thể hát được và hát hay nếu như được đào tạo bài bản và đúng cách.
6. Những thói quen hằng ngày có thể gây hại cho giọng hát của bạn
Một số thói quen hằng ngày có thể khiến cho bạn không phát huy hết tiềm năng trong giọng hát của mình. Ví dụ như việc hút thuốc và uống rượu.
Hút thuốc lá tăng nguy cơ ung thư vòm họng và có thể gây ra kích ứng dây thanh quản. Khi giữ những thói quen không tốt này, khả năng ca hát của bạn sẽ bị hạn chế. Vậy nên, hãy tránh hoặc hạn chế hút thuốc và uống rượu để bảo vệ giọng hát và dây thanh quản của bạn.
7. Có khoảng 4% người trên thế giới bị tone-deaf – “Điếc nốt nhạc”
Tone-deaf là thuật ngữ chỉ những người không thể phân biệt được sự khác nhau giữa các nốt nhạc. Hiện tượng này có thể do bị sốt nặng từ khi còn nhỏ, gây ảnh hưởng đến khả năng phân biệt âm thanh, hoặc là thờ ơ, không quan tâm đến âm nhạc, sợ xấu hổ, thiếu tự tin,…
Để kiểm tra, nếu như bạn từng bị nổi da gà khi nghe một ai đó thả hồn hát vào micro karaoke bất chấp nhạc, vậy thì chắc chắn là bạn không bị tone-deaf đâu. Nhưng với người đang “quẩy” tưng bừng kia thì chưa chắc…
⇒ Xem thêm: Cảm âm là gì? Cách để bạn luyện tập tăng khả năng cảm âm
8. Tốc độ tạo ra âm thanh
Bạn có biết vận tốc âm thanh đi ra khỏi miệng của bạn là bao nhiêu không? Đáp án là khoảng 120km/h! Và thời gian kể từ khi âm thanh được tạo ra tới khi thoát ra bên ngoài bằng xấp xỉ 1/2200 giây.
9. Nam và nữ có giọng trầm bổng khác nhau
Thông thường bạn sẽ nhận thấy nam giới thường có giọng hát trầm hơn, và nữ giới lại có giọng cao hơn. Lý do cho điều này là gì?
Kích thước các nếp gấp thanh quản (vocal folds) của đàn ông và phụ nữ trưởng thành là khác nhau. Giọng nam thường có âm vực thấp hơn vì có các nếp gấp thanh quản lớn hơn (chiều dài khoảng từ 17mm – 25mm). Nếp gấp thanh quản ở nữ thì có chiều dài bé hơn (Chiều dài khoảng từ 12,5mm – 17,5mm) làm cho giọng hát thanh và cao hơn.
10. Tình yêu và giọng hát
Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng não bộ có thể diễn giải giọng nói hay giọng hát của người mà bạn tin tưởng, yêu thương theo một cách rất đặc biệt. Và cách này giúp cho bạn giảm căng thẳng, tạo năng lượng tích cực.
Một ví dụ điển hình trong nghiên cứu này là người mẹ và đứa con. Khi đứa trẻ căng thẳng nó sẽ bật khóc. Những hormone gây căng thẳng sẽ giảm đi và được thay bằng oxytocin – Hormone tình yêu, ngay khi đứa trẻ nghe thấy giọng nói của mẹ.
Trên đây là 10 sự thật thú vị về giọng hát được VietVocal tìm hiểu và gửi đến bạn. Vậy bạn bất ngờ với sự thật nào nhất, bình luận ngay dưới bài viết cho VietVocal biết nữa nhé! Nếu bạn đang tìm một nơi đào tạo thanh nhạc uy tín và chất lượng, hãy tham khảo những khóa học hát cơ bản dành cho người mới bắt đầu TẠI ĐÂY, đăng ký học thử một khóa học để luyện tập và cảm nhận sự cải thiện trong giọng hát của mình nhé!