Nhạc sóng não là gì? Những lưu ý để nghe nhạc sóng não hiệu quả nhất

0
474

Âm nhạc có sức mạnh kỳ diệu hơn những gì chúng ta vẫn nghĩ. Đó là khả năng giúp trị liệu, thư giãn, nâng cao sức khỏe và tinh thần, kích hoạt khả năng sáng tạo và nâng cao năng lực tập trung của não bộ. Sức mạnh kỳ diệu đó đó gắn liền với một loại âm nhạc có tên NHẠC SÓNG NÃO (Brainwave music). Trong bài viết này, Hãy cùng VietVocal tìm hiểu nhạc sóng não là gì? Các loại nhạc sóng não phổ biến và những điều cần biết khi nghe nhạc sóng não để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé!

Sóng não là gì?

Não bộ của chúng ta được hình thành từ hàng tỷ neuron thần kinh, chúng liên kết với nhau bằng điện từ. Liên kết của hàng tỉ neuron này gửi tín hiệu đi trong cùng một thời điểm tạo nên một dòng điện nhất định bên trong não bộ, hoạt động này được hiển thị ở dưới dạng sóng não. Năng lượng phát ra này được đo bằng một thiết bị y tế có tên là Electroencephalography (EEG).

Sóng não cũng giống như các loại sóng khác, nó có nhiều tần số khác nhau, có cao có thấp. Tốc độ của sóng não được đo bằng đơn vị Hertz (Hz). Chúng liên kết cùng với nhau tạo nên nhiều trạng thái cảm xúc của con người. Khi tần số sóng não thấp chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, mơ màng, buồn ngủ còn khi sóng não của chúng ta có tần số cao thì bản thân sẽ thấy phấn chấn, tỉnh táo.

nhac-song-nao-la-gi-1

Bạn có thể điều chỉnh sóng não của mình bằng nhiều phương pháp như kết hợp giữa việc thiền và nghe nhạc sóng não. Khi bạn nghe loại nhạc này, những nhịp sóng sẽ đưa cơ thể vào trạng thái thư giãn nhanh chóng. Ngoài ra, nhạc sóng não còn giúp bạn có sự tập trung cao để giải quyết những vấn đề.

Định nghĩa nhạc sóng não là gì?

Nhạc sóng não (Brainwave music) không phải là một khái niệm mới, loại âm nhạc này đã xuất hiện từ rất lâu trong các nghi lễ tôn giáo từ thời đại đồ đồng. Đây được xem như một liệu pháp giúp con người cân bằng cảm xúc, làm dịu đi tâm trạng những lúc nóng giận. Điều này đã được nhà triết học Pythagoras phát hiện ra từ thời Hy Lạp khi tạo ra quy luật âm điệu riêng từ đàn lyre.

Đến năm 1930, các nhà khoa học đã xác định được tất cả suy nghĩ của con người đều phát ra một dạng sóng đặc biệt. Vào năm 1960, các nghiên cứu đã đưa ra những kết luận cụ thể hơn rằng từng trạng thái tâm lý (làm việc, sáng tạo, ngủ, tập trung, buồn, căng thẳng,…) đều phát ra một loại sóng não đặc thù riêng. Điều này đã mở ra một góc nhìn mới trong trị liệu tâm lý khi các chuyên gia có thể sử dụng tần số đối trọng để cân bằng trạng thái não. Mãi tới thập niên 70, khi sóng âm được mã hóa ở trên nền kỹ thuật số sơ khai, nhạc sóng não mới thật sự ra đời và càng ngày càng trở nên phổ biến.

nhac-song-nao-la-gi-2

Một số lợi ích khi nghe nhạc sóng não có thể kể đến như:

  • Giúp điều chỉnh trạng thái tinh thần và cảm xúc, làm dịu sự nóng giận, mất bình tĩnh.
  • Một trong những liệu pháp giúp chữa bệnh mất ngủ ở những người hay áp lực, căng thẳng, âu lo.
  • Là hình thức các bác sĩ sử dụng để giúp tâm lý bệnh nhân thả lỏng trong suốt quá trình điều trị bệnh trầm cảm.
  • Công cụ giúp cho việc tập thiền đạt kết quả tốt, hiệu quả hơn.

Những loại sóng não phổ biến hiện nay

Nhạc sóng não sử dụng các dải tần số sóng không giống nhau để tạo ra những tác động cụ thể lên trạng thái tâm trạng và sự tập trung của người nghe. Có 5 loại sóng não khác nhau với tần số được sắp xếp từ cao đến thấp là: Delta, Theta, Alpha, Beta và Gamma. 

nhac-song-nao-la-gi-3

Sóng nhạc Delta – Giúp ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn 

Sóng nhạc Delta có tần số thấp nhất trong 5 loại nhạc sóng não từ 0 → 4 Hz. Nghe loại nhạc sóng não này giúp bạn có giấc ngủ sâu, tiết các hormone giúp cân bằng hoạt động sinh học trong cơ thể,như điều hoà nhịp tim, hơi thở, tiêu hóa,… Qua đó, quá trình chữa bệnh và tái tạo lại năng lượng, sức khỏe được kích thích khi cơ thể chúng ta rơi vào trạng thái này. Và đó là lý do tại sao một giấc ngủ sâu phục hồi rất cần thiết cho quá trình khám, chữa bệnh.

Thêm vào đó, theo một số nghiên cứu khoa học thì sóng nhạc này còn có thể làm chậm quá trình lão hóa bởi nó làm giảm đi các lượng hormone cortisol bên trong cơ thể.

Lưu ý khi rằng nếu quá lạm dụng việc nghe sóng nhạc Delta, bạn sẽ gặp phải hội chứng rối loạn giảm chú ý.

Sóng nhạc Theta – Giúp giữ tâm trí tỉnh táo 

Khi tâm lý đang gặp vấn đề, stress vì phải đối mặt với nhiều vấn đề cùng một lúc và bạn cần tỉnh táo để giải quyết thì hãy nghe sóng nhạc Theta. Với tần số sóng âm từ 4 → 8 Hz, sóng nhạc Theta sẽ đưa não bạn về trạng thái thiền sâu, ổn định từ bên trong tiềm thức. Từ đó, giúp bạn giải tỏa được những cảm xúc căng thẳng, tiêu cực và cân bằng lại trạng thái tinh thần.

Hơn thế nữa, sóng nhạc Theta còn giúp bạn đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng. Qua đó, khi tinh thần và não bộ được thoải mái, sự sáng tạo và khả năng học hỏi của bạn cũng được nâng cao hơn.

Lưu ý khi rằng nếu quá lạm dụng việc nghe sóng nhạc Theta, bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.

Sóng nhạc Alpha – Giúp giảm căng thẳng, lo âu

Sóng nhạc Alpha có tần số dao động khoảng 8 → 12 Hz. Loại sóng nhạc này giúp cho tinh thần chúng ta ở trạng thái đang thư giãn như khi ngồi thiền, bình tĩnh, đưa cơ thể về trạng thái đang nghỉ ngơi. Ngoài ra, nó còn giúp bạn giảm stress, bồn chồn, lo lắng, hỗ trợ điều trị thần kinh,… Sóng nhạc Alpha xuất hiện nhiều trong những bản nhạc Baroque.

nhac-song-nao-la-gi-4

Có thể nói, khi não bộ của chúng ta trong trạng thái của sóng Alpha, thì đây là trạng thái tốt nhất để tư duy, làm việc, giải quyết những tình huống phức tạp, tiếp thu thêm kiến thức mới, ghi nhớ số liệu,…

Lưu ý khi rằng nếu quá lạm dụng việc nghe sóng nhạc Alpha, bạn sẽ dễ rơi vào vào trạng thái lờ đờ, trí não bị phản ứng chậm.

Sóng nhạc Beta – Giúp tăng khả năng tập trung cho não bộ

Sóng nhạc Beta dao động ở tần số 12 → 40 Hz, có ngay trong trạng thái ý thức bình thường của chúng ta. Beta thường xuất hiện khi chúng ta tỉnh táo, tập trung phán đoán, giải quyết vấn đề, ra quyết định.

Vì vậy, nếu bạn đang thiếu tập trung thì sóng nhạc Beta là một sự lựa chọn lý tưởng. Loại nhạc này giống như một “chất kích thích” sẽ tác động đến bán cầu não trái giúp bạn tăng khả năng tập trung, ghi nhớ, học hỏi.

Một lợi ích khác của Beta là làm chúng ta tăng sự tập trung, sự nhạy bén của não bộ, cải thiện tính logic, lý tính và tư duy một cách logic hơn.

Lưu ý rằng nếu quá nghe quá lâu nhạc sóng Beta, bạn sẽ dễ rơi vào vào trạng thái lờ đờ, trí não bị phản ứng chậm tương tự như Alpha.

Sóng nhạc Gamma – Giúp kích thích tiềm năng của não bộ

Sóng nhạc Gamma là loại sóng não có tần số cao nhất từ 40 → 100 Hz. Loại sóng này giúp não bộ con người được kích hoạt một cách toàn diện, kết nối với các giác quan đem tới cho não mức độ tri thức cao. Chính vì vậy, nhạc sóng Gamma sẽ giúp cho bạn khai mở tiềm năng não bộ ở mức tốt nhất, hỗ trợ việc việc trau dồi, tiếp thu kiến thức được nhanh chóng và hiệu quả.

Lưu ý rằng nếu nghe nhiều sóng nhạc Gamma, bạn sẽ dễ bị stress.

Tự điều chỉnh sóng não và những lợi ích mang lại 

Não của chúng ta thường quen với nhịp sóng Beta. Trong trạng thái này não bộ sẽ cảm thấy tỉnh táo, tập trung.

Khi chúng ta chuyển não bộ sang nhịp sóng Alpha, sóng não sẽ dần chậm lại. Đây là trạng thái lý tưởng giúp não bộ học tập, tư duy. Não sẽ làm việc tốt hơn lúc giải quyết những tình huống phức tạp, tiếp thu thêm kiến thức mới, ghi nhớ số liệu và thực hiện những công việc đòi hỏi tư duy sâu.

nhac-song-nao-la-gi-5

Theo các nhà thần kinh học, việc giảm nhịp sóng não từ Beta sang Alpha sẽ giúp thay đổi mức độ của các chất hóa học có ích đối với não bộ. Nghiên cứu chỉ ra rằng trạng thái sóng não Alpha làm tăng chất norepinephrine, beta-endorphin và dopamine. Đây đều là những chất hóa học tự nhiên được tiết ra bên trong não bộ giúp cho não bộ tỉnh táo hơn. Tạo một trạng thái tốt bên trong để học những kiến thức mới và xử lý các thông tin được tiếp thu trước đó. Hiệu quả tích cực này đối với não bộ của chúng ta sẽ được kéo dài hàng giờ, thậm chí là vài ngày.

Như vậy, việc tự điều chỉnh sóng não sẽ giúp cho não bộ của chúng ta thích nghi tốt hơn với các tình huống, với công việc. Từ đó nâng cao được hiệu quả công việc cũng như chất lượng sức khỏe bản thân.

Nghe nhạc sóng não như thế nào để mang lại hiệu quả nhất?

Như VietVocal đã đề cập ở trên, nghe nhạc sóng não có rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả tốt nhất khi nghe loại âm nhạc này, cần cần chú ý đến những lưu ý sau:

  • Thời gian lý tưởng cho mỗi lần nghe nhạc sóng não là từ 3 – 5 phút. Nếu nghe quá lâu, nhạc sóng não sẽ gây ra một số tác dụng phụ không ngờ tới với cơ thể của bạn.
  • Hãy sử dụng tai nghe khi nghe nhạc sóng não vì điều này sẽ giúp nhạc sóng não tác động trực tiếp tới não bộ của bạn.
  • Một điểm lưu ý cực quan trọng chính là nhạc sóng não chỉ dành cho người từ 26 tuổi trở lên, bởi đây là độ tuổi mà não đã phát triển một cách toàn diện. Nghe loại nhạc này trước độ tuổi trên sẽ khiến cho cấu trúc não thay đổi không tốt. 
  • Không nên nghe nhạc sóng não nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi, bất ổn và chóng mặt.
  • Tuyệt đối không nghe hai loại nhạc sóng não cùng một lúc nhé bởi điều này không đem lại cho bạn lợi ích gì mà còn có thể phản tác dụng nữa đấy.

Vì tính chất công việc cũng như cuộc sống hằng ngày, sóng não của chúng ta có thể dễ dàng thay đổi từ Beta sang Alpha hoặc Gamma rồi đôi lúc cũng có thể là Theta, lúc ngủ sâu thì là Delta, tùy vào tình trạng cơ thể của bạn. Vậy nên, hãy nắm rõ được trạng thái của bản thân để sử dụng loại nhạc sóng não phù hợp cho từng thời điểm bạn nhé!

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 1 Trung bình: 5]
Banner khóa học
Bài trướcTop 10 DJ nổi tiếng nhất trong làng âm nhạc thế giới hiện nay
Bài tiếp theoĐịnh dạng tệp âm thanh là gì? các định dạng tệp âm thanh phổ biến hiện nay