5 Cách giúp bạn sớm cải thiện giọng hát của mình

0
1544

Làm thế nào để có thể cải thiện giọng hát của mình nhanh và tốt nhất. Cùng tìm hiểu 5 cách dưới đây giúp bạn sớm cải thiện giọng hát nhé!

Giọng hát là một trong những công cụ mỏng manh nhất và rất khó để làm chủ. Nếu bạn muốn học cách hát hay, hãy kiên trì luyện tập lâu dài, và Vietvocal sẽ đưa ra một số kỹ thuật thanh nhạc giúp bạn tránh một số lỗi thường gặp khi hát.

1. Kiểm tra xem bạn có bị giọng mũi hay không?

Giọng mũi (Nasal Voice) là giọng có âm thanh khi hát bạn bị nghẹt mũi làm cho cho âm thanh phát ra không được rõ ràng và tròn trịa, khiến người nghe cảm thấy không mấy dễ chịu và thậm chí đôi khi nghe chói tai. 

Mặc dù hiện nay có một số ca sĩ sử dụng Nasal Voice trong lúc hát nhưng bản thân nó là một lỗi chứ không phải kỹ thuật. Vậy nên việc nhận biết xem mình có đang bị dính Nasal Voice hay không rất là cần thiết để cải thiện giọng hát của bản thân.

Làm thế nào để kiểm tra bạn đang bị giọng mũi?

Có nhiều cách khác nhau để bạn có thể kiểm tra mình có phải là người hát bị nghẹt mũi hay không. Một trong những cách tốt nhất và hiệu quả nhất để xác định giọng nói của bạn là chọn các giai đoạn bài hát khác nhau và hát chúng theo cách mà bạn không căng miệng.

Bạn có thể chọn một trong những bài hát yêu thích của mình và hát một phần của bài hát đó trong khi giữ chặt mũi. Nếu bạn có một âm thanh cân bằng cộng hưởng, giọng của bạn sẽ không thay đổi, và bạn sẽ có thể hát tốt khi vẫn giữ mũi, nhưng nếu giọng của bạn thay đổi thì rõ ràng là bạn có âm mũi và bạn cần sửa giọng mũi.

Một cách khác mà bạn có thể kiểm tra tình trạng này là nhéo miệng và nói một số cụm từ. Nếu giọng nói của bạn là giọng mũi, cuối cùng bạn sẽ cảm thấy rung ở các ngón tay. Hãy cố gắng hát và vừa nhéo mũi, bạn sẽ có thể xác định được sự khác biệt chính trong giọng hát.

2. Mở hàm rộng

Khẩu hình khi hát sẽ ảnh hưởng rất lớn đến “hình dạng” của âm thanh vậy nên mở hàm rộng là một cách để cải thiện giọng hát của bạn.

Bài tập “Ngáp” chính là bí quyết để bạn mở khẩu hình một cách linh hoạt và chính xác. Khi bạn ngáp, việc “Cộng hưởng âm thanh” với các khu xoang trên đầu sẽ trở nên dễ dàng. Âm thanh từ đó trở nên mềm mại, đẹp hơn mà vẫn thoải mái khi hát. 

Mở hàm rộng
Mở hàm rộng

Bạn có thể tập tại nhà bằng cách đưa tay ôm mặt và nhẹ nhàng kéo xuống để hàm mở ra nhiều hơn bình thường. Sau đó, hãy thử hát bằng miệng ở tư thế này và xem cảm giác hát có dễ dàng và thoải mái hơn hay không nhé!

3. Rung môi

Đây là nơi để bạn thổi không khí qua môi, hãy tưởng tượng giọng của bạn đang bắt chước tiếng ngựa phi hoặc tiếng động cơ với âm thanh nhẹ nhàng phát ra từ cổ họng. Những người chơi nhạc kịch cũng sử dụng kỹ thuật này để chơi nhạc cụ của họ. Cũng có thể tượng tự như việc bạn đang thổi bong bóng dưới nước. Ban đầu bạn có thể phải luyện tập một chút để làm quen với nó, đừng lo lắng, vì có rất nhiều người phải đến vài tháng mới có thể làm được động tác này, hãy đặt 2 ngón tay cái và tỏ của mình vào 2 mép miệng và đẩy lên, nó sẽ giúp bạn làm tốt hơn đấy.

Đây là kỹ thuật thanh nhạc tuyệt vời để giữ thanh quản của bạn xuống và không bị căng giọng khi luyện các thang âm hoặc thậm chí là các bài hát.

4. Rung lưỡi  

Đặt lưỡi phía sau răng trên.Đây là nơi lưỡi của bạn cuộn và rung lên mặt sau của răng, âm thanh bạn phát ra sẽ giống với âm“Brrrrrr…”. Giữ âm thanh ổn định và hơi thở được nhịp nhàng. Hãy nhớ rằng không vượt quá khẩu hình miệng để tạo sự thoải mái khi luyện âm.

Có thể cách này không dễ dàng với một số người, và cần một chút luyện tập để làm quen. Đó cũng là kỹ thuật thanh nhạc nhẹ nhàng khác để luyện giọng của bạn theo các nốt cao hơn mà không làm căng giọng.

5. Căng lưỡi khi hát

Bạn có cảm thấy căng thẳng ở phần lưỡi khi hát không? Hãy nhấn ngón tay cái của bạn lên phần thịt phía sau xương cằm khi bạn đang hát. Bạn sẽ cảm thấy mềm mại và dẻo dai. Phần gốc của lưỡi gần như gắn liền với thanh quản, vì vậy nếu lưỡi của bạn căng tức thì giọng nói của bạn phải làm việc nhiều hơn. Kỹ thuật thanh nhạc này giúp bạn thư giãn và mở miệng rộng hơn khi hát.

Căng lưỡi khi hát
Căng lưỡi khi hát

Đó là một số cách mà Vietvocal muốn chia sẻ cho bạn để có thể áp dụng vào giọng hát của mình và điều chỉnh nó một cách phù hợp nhất. Nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy để lại bình luận cho chúng tôi hoặc đơn giản bạn chỉ muốn góp ý về những kiến thức thanh nhạc, đừng ngần ngại hãy gửi email cho chúng tôi info@vietvocal.com để giải đáp thắc mắc nhé.

Tham khảo thêm các khóa học thanh nhạc để cải thiện giọng hát tốt hơn TẠI ĐÂY.

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 4 Trung bình: 5]
Banner khóa học
Bài trước12 Sai lầm thường gặp khi hát ngay cả Ca sĩ cũng có thể mắc phải
Bài tiếp theoBạn thường gặp phải những vấn đề nào khi hát nốt trầm?